Giới thiệu khái quát về thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 55 - 57)

6. Bố cục của luận văn

2.1.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

2.1. Giới thiệu về thành phố Thủ Dầu Một và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một

2.1.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Dương

Thủ Dầu Một là một thành phố có bề dày truyền thống lịch sử với hơn 300 năm xây dựng và phát triển, là một đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời là trung tâm hành chính - tổng hợp của tỉnh. Địa giới hành chính của thành phố: phía Đông giáp thị xã Tân Uyên; phía Tây giáp với huyện Củ Chi thuộc thành phố Hồ Chí Minh qua ranh giới tự nhiên là sông Sài Gòn; phía Nam giáp với thành phố Thuận An và phía Bắc giáp thị xã Bến Cát. Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên là 118,67 km² (chiếm 4,40 % tổng diện tích toàn tỉnh), dân số 502.976 người (theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2017), mật độ dân số 4.230 người/km².

Ngày 27/6/2012, “Chính phủ đã ban hành Nghị quyết thành lập thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương, với 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: Phú Cường, Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Thọ, Phú Hòa, Phú Lợi, Hiệp An, Định Hòa, Phú Mỹ, Hòa Phú, Phú Tân, Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp, Tân An”. Trung tâm thành phố đặt tại phường Phú Cường, là nơi tập trung các cơ quan Đảng, Đoàn thể, cơ quan HCNN, các cơ sở văn hóa - giáo dục - y tế quan trọng của thành phố. Ngoài ra, phường Hòa Phú, còn là nơi tập trung hầu hết các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và các điểm dân cư đô thị, trung tâm đầu mối về thương mại, dịch vụ tập trung của tỉnh Bình Dương

và của khu vực.

Do vị trí là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Dương và là trung tâm tổng hợp cấp vùng nên lưu lượng chuyên gia, công nhân viên, sinh viên, học sinh và khách lưu trú, khách vãng lai khác đến thành phố Thủ Dầu Một để làm việc, khám chữa bệnh, học tập, du lịch… rất lớn và ngày càng tăng. Đặc biệt, thành phố Thủ Dầu Một còn là trung tâm tổng hợp công nghiệp dịch vụ cấp vùng. Hiện nay, trên địa bàn thành phố còn có Khu Liên hợp Công nghiệp, Dịch vụ và Đô thị diện tích 4.388,3 ha và các cụm công nghiệp đang hoạt động nên khối lượng công việc gia tăng rất lớn ở các lĩnh vực như: giao thông, xây dựng, đô thị, tài chính ngân sách, y tế, giáo dục. Ngoài ra, thành phố Thủ Dầu Một còn là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cấp vùng, với 07 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 07 trường trung cấp.

Sau 45 năm từ ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đến nay, được sự quan tâm của Trung ương và tỉnh, cùng với nỗ lực của chính quyền và nhân dân thành phố, đặc biệt là khi được công nhận đô thị loại II (2014) và đô thị loại I (2017) cho đến nay, thành phố đã có những bước chuyển mình ngày càng rõ nét và đạt những thành tựu khá quan trọng: tính đến thời điểm cuối năm 2019, cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch đúng hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, với tỷ trọng tương ứng: 60,89%-39,06%-0,04%, so với cơ cấu kinh tế đầu nhiệm kỳ là: 60,88%-39,03%-0,09%; chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đến cuối 2020 là 60,89%-39,07%-0,04%. Về thương mại, dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cuối năm 2019 ước đạt 158.516 tỷ đồng, tăng 28,01% so với cùng kỳ; trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 27,92%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 32,28%. Sức mua trên thị trường ổn định, không có đột biến về giá. Ước giá trị sản xuất công nghiệp đạt 35818,5 tỷ đồng, tăng 27,18% so với năm 2018. Ước tổng thu ngân sách Nhà nước do thành phố quản lý là 5.622 tỷ 309 triệu đồng, đạt 159,34% so với chỉ tiêu dự toán tỉnh giao

và đạt 155,91% so với Nghị quyết HĐND thành phố, trong đó, ước thu mới ngân sách là 3.499 tỷ 775 triệu đồng, đạt 115,75% so với chỉ tiêu dự toán tỉnh giao và Nghị quyết HĐND thành phố. Ước tổng chi ngân sách là 1.930 tỷ 132 triệu đồng, đạt 103,59% so với chỉ tiêu dự toán tỉnh giao và đạt 97,69% so với Nghị quyết HĐND thành phố. Tỉ lệ đô thị hóa của thành phố là 89,2%; trên địa bàn, hoạt động nông nghiệp còn rất ít, tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế khoảng 0,4%. Diện tích nhà ở bình quân trên đầu người đạt 20,4 m2. Diện tích các công trình phúc lợi công cộng bình quân đạt 8,9 m2/người. Tổng diện tích đất dành cho xây dựng đường giao thông đô thị là 1.053 ha, chiếm 21% so với diện tích đất xây dựng đô thị. Mật độ đường giao thông chính trong khu vực nội thị 10,9 km2. Toàn thành phố hiện có 1.746 tuyến đường do tỉnh, thành phố, các khu dân cư và phường, xã quản lý, dài 697,9 km. Trong đó: đường do tỉnh quản lý 16,09 km; đường do thành phố quản lý 120,89; đường do chủ đầu tư các khu dân cư quản lý 238,29 km và chuẩn bị bàn giao cho UBND thành phố quản lý. Văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển: sự nghiệp giáo dục tiếp tục được quan tâm và đầu tư; 100% trường được xây dựng kiên cố, trong đó có 50/58 trường được lầu hóa, đạt tỷ lệ 86,2%; tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi ở cấp tiểu học đạt 100% và cấp trung học cơ sở đạt 99,6%, đạt chỉ tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)