Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 34 - 45)

1.2.3.1. Mục tiêu chính sách Mục tiêu cơ bản

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả ĐTBD, góp phần xây dựng đội ngũ CB, CC cấp xã chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đặc biệt là đội ngũ CB chủ chốt, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hội nhập quốc tế góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị các cấp.

Theo Quyết định số 163/QĐ- TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, giai đoạn 2016- 2025 là phải “bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp” [24, tr.63]. Với mục tiêu: “hằng năm, có ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng và cập nhập kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ” [24] đồng thời đã chỉ rõ mục tiêu ĐTBD CCCX ở nước ta như sau:

- 95% công chức cấp xã vùng đô thị, vùng đồng bằng; 90% công chức cấp xã vùng núi có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên;

- 70 đến 80% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu.

Mục tiêu cụ thể

- Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của CB, CC cấp xã.

- Xây dựng đội ngũ CB, CC cấp xã chuyên nghiệp, có phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân.

- Tổ chức ĐTBD nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của CB, CC cấp xã theo hướng tập trung phấn đấu thực hiện, hoàn thành các chỉ tiêu theo Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch ĐTBD CB, CC giai đoạn 2016 - 2020 đã chỉ rõ mục tiêu ĐTBD CB, CC cấp xã ở nước ta là:

+ 100% CB CCCX có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; + 90 % CCCX có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm. + Hằng năm, ít nhất 60% CB, CC cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.

- Đối với CB, CC cấp xã là người DTTS, theo Quyết định số 402/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới”, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực CB, CC, viên chức (trong đó có CB, CC cấp xã) người DTTS đến năm 2020 như sau:

+ Xã có tỷ lệ người DTTS từ 5% đến dưới 10% tổng dân số của xã: tỷ lệ CBCCCX người DTTS phải đạt tối thiểu là 10% tổng số CBCCCX;

+ Xã có tỷ lệ người DTTS từ 10% đến dưới 30% tổng dân số của xã: tỷ lệ CBCCCX người DTTS phải đạt tối thiểu là 15% tổng số CBCCCX;

+ Xã có tỷ lệ người DTTS từ 30% đến dưới 50% tổng dân số của xã: tỷ lệ CBCCCX người DTTS phải đạt tối thiểu là 30% tổng số CBCCCX;

+ Xã có tỷ lệ người DTTS từ 50% đến dưới 70% tổng dân số của xã: tỷ lệ CBCCCX người DTTS phải đạt tối thiểu là 40% tổng số CBCCCX;

+ Xã có tỷ lệ người DTTS trên 70% tổng dân số của xã: tỷ lệ CBCCCX người DTTS phải đạt tối thiểu là 50% tổng số CBCCCX.

- Đối với đội ngũ Chỉ huy quân sự cấp xã, theo Quyết định số 58/2010/NĐ- CP ngày 01/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ đến năm 2020 như sau:

+ Mục tiêu chung: đào tạo cán bộ quân sự, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực trình độ chuyên môn tương đương sỹ quan dự bị cấp phân đội trở lên; trình độ lý luận chính trị, QLNN từ trung cấp trở lên; có kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.

+ Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015, có 100% Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trong đó có 35% đến 50% Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đạt trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; Đến năm 2020, có 70% đến 80% Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đạt trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.

- Đối với Trưởng Công an xã, theo Nghị định số 73/2009/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã, Trưởng công an và Phó trưởng Công an xã được ĐTBD, huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an cấp tỉnh hoặc các trường Trung học Cảnh sát nhân dân, Trung học An ninh nhân dân.

+ Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể thời gian, chương trình, nội dung đào tạo Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã.

+ Nhà nước bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách và các điều kiện cần thiết khác cho Công an xã.

1.2.3.2. Các chính sách cụ thể

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 18/2010/NĐCP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về ĐTBD CB, CC; Thông tư số 03/2011/TT- BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP; Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch ĐTBD CB, CC giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ CB, CC, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới”, chính sách ĐTBD CB, CC cấp xã gồm các nội dung sau:

a) Quy định về tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ: Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao; Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác về công chức xã, phường, thị trấn.. và các tiêu chuẩn cụ thể quy định tại Thông tư số: 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn:

+ Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;

+ Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông;

+ Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm;

+ Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên; + Tiếng dân tộc thiểu số: ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng dân tộc thiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác được phân công;

+ Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm.

+ Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các chức danh này;

+ Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã;

b) Quy định về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị.

Đội ngũ CB, CCCX là những người tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước nên cần có một trình độ lý luận chính trị nhất định. Trình độ lý luận chính trị được biểu hiện qua trình độ nhận thức các quy luật, đặc biệt là quy luật kinh tế, xã hội; là sự nhận thức đúng đắn đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ CB, CCCX có trình độ lý luận chính trị tốt, thể hiện được ý thức tuân thủ kỷ luật Đảng, đi

đầu trong chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống lại các biểu hiện lệch lạc, sai trái trong quá trình công tác và đời sống xã hội.

Trình độ lý luận chính trị là một trong những yêu cầu kiến thức quan trọng của đội ngũ CB, CCCX cần phải có. Bởi vì, muốn cho hoạt động của CCCX đi đúng hướng và có hiệu quả như mong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Mỗi người CC cơ sở phải hiểu mình đang sống trong chế độ xã hội nào, đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước ra làm sao và phải tổ chức thực hiện đường lối ấy như thế nào, có như vậy thì mỗi CC cơ sở khi thi hành nhiệm vụ mới biết mình phải làm gì và làm như thế nào cho đúng.

Việc thực hiện chế độ ĐTBD quy định tại Điều 4 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, tùy theo ngạch và chức vụ lãnh đạo, quản lý đang giữ, CB, CC CX có trách nhiệm thực hiện chế độ ĐTBD lý luận chính trị theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam [3].

Thực hiện ĐTBD về lý luận chính trị là ĐTBD kiến thức chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước thông qua các lớp Trung cấp lý luận chính trị, Cao cấp lý luận chính trị…. để cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng đội ngũ CB, CC cấp xã có lập trường chính trị vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất tư tưởng tốt. Đây là điều kiện nền tảng để CB, CC cấp xã đủ sức lãnh đạo, quản lý, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng địa phương vững mạnh về an ninh, chính trị, kinh tế và xã hội.

Thứ 2, đào tạo bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Đội ngũ CB, CC cấp xã là những người luôn phải giải quyết những tình huống quản lý tại cơ sở, liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân địa phương. Đội ngũ này cần phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một hoặc một số chuyên môn, nghề nghiệp gắn với các nhiệm vụ được giao. Trình độ đó còn được phản ánh qua nhiều khía cạnh về ngành, bậc, hình thức đào tạo; kỹ năng và kinh nghiệm công tác. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CB, CC cấp xã được biểu hiện thông qua nhiều cấp độ đào tạo: sơ cấp, trung cấp và đại học; ở mỗi cấp độ là sự thể hiện bề dày kiến thức, kỹ năng chuyên môn của người CB, CC. Chính vì vậy, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ là nền tảng của hoạt động công vụ. Không có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì không thể thực hiện đúng, thực hiện đủ, không thể có sáng tạo trong công việc. Trong khi đó, nội dung hoạt động chuyên môn của các chức danh chuyên môn cấp cơ sở là thể hiện trực tiếp đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, có tác động trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn, có tác động rất lớn đến an ninh chính trị, xã hội của địa phương.

Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch cho CB, CC cơ sở, như: bồi dưỡng kiến thức về hội nhập quốc tế, kỹ năng hành chính, đạo đức công vụ, đào tạo ngoại ngữ, tin học,… Mục tiêu xây dựng đội ngũ CB, CC cấp xã có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN nói chung và trên từng địa bàn nói riêng về các lĩnh vực công chức tư pháp - hộ tịch, địa chính, văn phòng - thống kê, tài chính - kế toán… yêu cầu phải thực hiện nhiệm vụ cấp bách là ĐTBD trình độ chuyên môn cho đội ngũ CB, CC cấp xã.

Thứ 3, đào tạo bồi dưỡng về trình độ quản lý nhà nước.

Trình độ quản lý nhà nước là mức độ đạt được hệ thống tri thức về lĩnh vực quản lý nhà nước, như kiến thức bộ máy nhà nước, pháp luật, nguyên tắc, công cụ quản lý nhà nước,... Hệ thống kiến thức đó giúp đội ngũ CB, CC cấp

xã hiểu rõ quyền hạn, nghĩa vụ của bản thân, những gì được và không được làm; sử dụng thuần thục các công cụ quản lý, sáng tạo và linh hoạt các phương pháp quản lý, từ đó thực thi công vụ đúng pháp luật, đạt hiệu quả cao. Kiến thức quản lý nhà nước là kiến thức rất quan trọng và cần thiết đối với CB, CC cấp xã. Đây chính là cơ sở để người CB, CC hiểu rõ quyền hạn, nghĩa vụ của mình là gì và thực hiện như thế nào, công cụ quản lý, kỹ năng và phương pháp ra sao, giúp họ hiểu được sự vận hành của hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và ở cơ sở nói riêng, từ đó thực thi công vụ một cách có hiệu quả, phù hợp với quy định của nhà nước.

Với đặc điểm hoạt động của CB, CC cấp xã là rất đa dạng và phức tạp, hoạt động trên một diện nội dung rất rộng, bao quát toàn bộ các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn địa phương. Do đó, những kiến thức quản lý lại đòi hỏi những nội dung khác nhau và loại kiến thức khác nhau. Tóm lại, người CB, CC cấp xã phải được trang bị kiến thức QLNN một cách toàn diện về hầu hết các lĩnh vực.

Để quản lý được tốt theo mục tiêu cải cách nền hành chính, người CB, CC cấp xã phải được trang bị kiến thức về pháp luật. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay và với sự hạn chế về trình độ đào tạo, chúng ta không đòi hỏi người CB, CC cấp xã phải hiểu hết, hiểu sâu về các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, đội ngũ CB, CC cấp xã phải được trang bị những kiến thức tối thiểu về những quy định của pháp luật, về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ sở nói chung và của từng loại chức danh công chức nói riêng. Trong việc thực hiện nhiệm vụ trang bị kiến thức QLNN cho đội ngũ CB, CC cấp xã, một yêu cầu đặc biệt quan trọng là nội dung phải cụ thể và phải xây dựng được các kỹ năng quản lý thông qua xử lý các tình huống quản lý. Điều này xuất phát từ đặc điểm về trình độ và tính chất về hoạt động của CB, CC cấp

xã, mặt khác cũng là để thực hiện mục tiêu chuyên môn hóa các lĩnh vực hoạt động ở cấp xã, cũng như chuyên môn hóa đội ngũ CB, CC cấp xã. Như vậy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)