Đối với tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 122 - 127)

- Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019-2025;

- Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành tiêu chuẩn, quy định cụ thể đối với CB, CC xã, phường, thị trấn áp dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, để thống nhất việc quản lý, đào tạo, bố trí sử dụng có hiệu quả đội ngũ CB, CC cấp xã..

- Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách và huy động tổng hợp các nguồn lực trong nước và hợp tác quốc tế để thực hiện các mục tiêu,

KẾT LUẬN

Sự nghiệp đổi mới đặt ra những yêu cầu cấp bách về việc cải cách bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính nhà nước trong đó vai trò quyết định thuộc về yếu tố con người, về phẩm chất, năng lực và trình độ của đội ngũ CB, CC nói chung và đội ngũ CB, CC cấp xã nói riêng. Thực tế những năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo càng chứng minh sâu sắc vai trò quan trọng của đội ngũ CB, CC cấp xã.

Hệ thống chính trị cấp xã và đội ngũ CB, CC cấp xã là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là nơi tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, biến chúng thành hoạt động thực tế của nhân dân. Phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, trí tuệ của đội ngũ CB, CC nói chung và CB, CC cấp xã là yếu tố làm nên sức mạnh ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì thế không ngừng nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ CB, CC cơ sở là một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thực tế cho thấy, trong mọi điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng tới cấp xã, từng bước quan tâm xây dựng, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ CB, CC cấp xã theo hướng không ngừng nâng cao vị thế, cũng như chính sách đãi ngộ, cải thiện đời sống của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã để đội ngũ CB, CC cấp xã yên tâm công tác, có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. Đảng và Nhà nước coi công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Trước yêu cầu của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cấp

thiết đặt ra là phải đổi mới công tác ĐTBD để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận, năng lực quản lý nhà nước cho CB, CC cấp xã. Song, nhìn chung công tác

ĐTBD CB, CC cấp xã của tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Chất lượng ĐTBD còn nhiều bất cập. Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong những năm trước mắt đối với công tác ĐTBD là phải nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC cấp xã đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh việc ĐTBD đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với từng ngạch, chức danh CB, CC, cần thực hiện việc ĐTBD dựa trên năng lực thực hiện công việc nhằm tăng cường nâng cao năng lực làm việc thực tế và ĐTBD cán bộ nguồn để hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực quản lý nhà nước, có trình độ và năng lực tham gia hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác ĐTBD CB, CC cấp xã; hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ và đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC cấp xã giai đoạn 2016- 2020; ban hành tiêu chuẩn CB, CC các xã, phường, thị trấn áp dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020; tăng cường công tác quản lý, bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo đầu mối; bổ sung nguồn kinh phí cho công tác ĐTBD CB, CC cấp xã; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; Sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ ĐTBD CB, CC cấp xã; thực hiện tốt công tác xét tuyển, lựa chọn CB, CC cấp xã tham gia các khoá ĐTBD do các cơ quan đơn vị đề nghị; tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã sau đào tạo và đặc biệt là phân công các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Thành Can (2014),Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (05).

2. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức, Hà Nội.

3. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Hà Nội.

4. Chính phủ (2017), Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.

5. Chính phủ, Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. 6. Nguyễn Hồng Chuyên (2013), “Vai trò của cán bộ, công chức cấp xã

trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, thị trấn”, Tạp chí quản lý nhà nước, (5).

7. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ, Nxb Thống kê, Hà Nội.

8. Thái Bình Dương (2017) Chính sách phát triển cán bộ công chức từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội.

9. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách công - Những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện khoa học chính trị (1999), Giáo trình “Tìm hiểu về khoa học chính sách công, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb Khoa học và kĩ thuật.

12. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 13. Hồ Chí Minh (1950), Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch

nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.

14. Nguyễn Thị La (2015), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quá trình cải cách hành chính”, Tạp chí Cộng sản, (9).

15. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và qui trình chính sách, Nxb Đại học quốc gia TP. HCM.

16. Trần Tiến Quân (2013), “Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở ở nước ta hiện nay”, Tạp chí quản lý nhà nước, (3).

17. Quốc Hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội.

18. Quốc Hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội.

19. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Khoa học quản lý (2000),

Giáo trình chính sách kinh tế-xã hội, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 20. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg về phê

duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001- 2005, Hà Nội.

21. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế giai đoạn 2003-2010, Hà Nội.

22. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2009 quy định về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Hà Nội.

23. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 quy định về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.

25. Lê Như Thanh và Lê Văn Hòa (đồng chủ biên) (2016), Hoạch định và thực thi chính sách công, Học viện Hành chính, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

26. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2010), Quyết định số 25/2010/QĐ- UBND ngày 09/12/2010 của UBND tỉnh đã ban hành về việc quy định chức danh, số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; số lượng, chức danh, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, Phú Thọ.

27. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2011, 2012, 2014), Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 21/6/2011, Quyết định số 64/2012/QĐ-UBND ngày 14/12/2012, Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 25/3/2014 của UBND tỉnh về quy định chính sách tạm thời khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, Phú Thọ.

28. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2013), Quyết định số 13/2013/QĐ- UBND ngày 15/4/2013 của UBND tỉnh về Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn (thay thế Quyết định số 69/2004/QĐ-UB ngày 18/6/2004 của UBND tỉnh), Phú Thọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 122 - 127)