Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 102 - 105)

- Công tác quán triệt, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về ĐTBD CB, CC ở một số địa phương thiếu nghiêm túc; chưa làm cho CB, CC hiểu một đầy đủ dẫn đến một số CB, CC lợi dụng chủ trương chuẩn

- Hệ thống văn bản pháp quy về đào tạo CB, CC cấp xã chưa được ban hành đầy đủ, đồng bộ và kịp thời. Các quy định của pháp luật về ĐTBD CB, CC cấp xã chưa hợp lý. Theo quy định tại Điểm e, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 01/2012/TT-BVN của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn: "Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản ý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với công chức xã hiện đảm nhiệm". Nhưng tại các qui định cụ thể về tiêu chuẩn công chức, không quy định công chức chuyên môn phải có trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý hành chính nhà nước với các yêu cầu cụ thể ở trình độ nào dẫn đến việc thực hiện qui định không thống nhất, hiệu quả.

- Chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về ĐTBD CB, CC cấp xã và chưa có quy định cụ thể về trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, ngành nghề đào tạo phù hợp với từng chức danh công chức cấp xã;

- Một số chức danh lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã thường xuyên thay đổi (do chuyển công tác) nên việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện công tác ĐTBD CB, CC ở địa phương còn hạn chế; thậm chí nhiều cán bộ lãnh đạo khi được điều động, bổ nhiệm vào vị trí chủ trì đã không sử dụng công tác quy hoạch về ĐT, BD của tập thể lãnh đạo tiền nhiệm xây dựng;

- Một số cơ sở giáo dục chỉ quan tâm đến việc huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất mà không quan tâm đến việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và kết quả đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho học viên. Công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra còn nhiều bất cập, có nơi phát sinh tiêu cực, ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống chính trị.

- Nguồn kinh phí ngân sách địa phương và nguồn ngân sách từ chương trình mục tiêu cấp cho công tác ĐTBD CB, CC cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong thời kỳ mới…

Tiểu kết chương 2

Với mục tiêu cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất hoàn thiện chính sách chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức và hoàn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Chương 2 đã tập trung làm rõ những căn cứ tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức; hệ thống các cơ quan Nhà nước thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam hiện nay; Bên cạnh đó, Chương 2 đã khái quát về tỉnh Phú Thọ và tập trung phân tích thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các xã trên địa bàn tỉnh. Chương này đã đánh giá được những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua và chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng CB, CC cấp xã.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở tỉnh Phú Thọ có những đóng góp rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, với xu thế quốc tế hóa như hiện nay, trình độ của đội ngũ CB, CC cấp xã vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn bất cập về trình độ chuyên môn, cơ cấu ngành đào tạo và kỹ năng, kinh nghiệm quản lý nhà nước; tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, ngại tiếp thu cái mới, kém năng động, sáng tạo vẫn còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; một số cán bộ có biểu hiện dao động, cơ hội, bè phái, sách nhiễu nhân dân... đã làm giảm uy tín và hiệu quả quản lý nhà nước của hệ thống chính quyền cơ sở.

Thực trạng trên đây của CB, CC cấp xã là có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là: Chưa xây dựng được đề án có tính chiến lược về cán bộ, nhất là tạo nguồn cán bộ chủ chốt ở cơ sở, chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức đặc biệt là

Chương 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CB, CC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2019 – 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)