chức cấp xã giai đoạn 2013-2018
Xác định thực hiện chính sách ĐTBD CB, CC cấp xã là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ CB,CC các xã, phường, thị trấn, là nền tảng quyết định sự thành công của cải cách hành chính. Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai đồng bộ các giải pháp về ĐTBD chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học ngoại ngữ và tiếng dân tộc cho CB, CC cấp xã.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 18-KL/TU về một số chủ trương, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, trong đó quy định cán bộ cấp xã khi tham gia giữ chức vụ lần đầu kể từ ngày 01/01/2013 trở đi phải có trình độ chuyên môn trung cấp chuyên nghiệp trở lên và đến hết năm 2015 phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. UBND tỉnh đã ban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, trong đó quy định tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đối với những người dự tuyển vào công chức ở tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phải tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên.
2.2.3.1. Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ
Giai đoạn 2013-2018, số CBCC cấp xã được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ là: 9.436 lượt người. Trong đó: Bồi dưỡng ngắn hạn: 6.956 người, chiếm 73,72% tổng số; đào tạo sơ cấp: 1.073 người, chiếm 11,37%; trung cấp: 994 người, chiếm 10,0%; cao đẳng: 113 người, chiếm 1,2%, đại học: 339 người, chiếm 3,59%, thạc sỹ 11 người, chiếm 0,12%
Bảng 2.8. Kết quả đào tạo chuyên môn nghiệp vụ CBCC cấp xã ĐVT: Người Năm Số CBCC được đào tạo
Chia theo trình độ chuyên môn đào tạo
BD ngắn hạn Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sỹ 2013 1.838 1.432 158 127 11 58 2 2014 2.160 1.662 189 148 19 66 3 2015 2.013 1.078 148 165 19 64 1 2016 2.025 1.084 208 160 27 51 2 2017 1.400 1.700 170 180 20 62 1 2018 1.123 1.254 200 164 19 38 2 Tổng cộng 9.436 6.956 1.073 944 113 339 11
(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã giai đoạn 2013- 2018- Sở Nội vụ Phú Thọ)
Qua phân tích số liệu ở bảng số liệu trên cho ta thấy số CBCC cấp xã được đào tạo trình độ sơ cấp và bồi dưỡng ngắn hạn chiếm tỷ lệ 84%; đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp chiếm 10%; số CBCC được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và thạc sỹ chỉ chiếm 6% so với tổng số cán bộ công chức được đào tạo.
2.2.3.2. Đào tạo nghiệp vụ quản lý nhà nước
Giai đoạn 2013-2018, số CBCC cấp xã được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nhà nước là: 2.284 lượt người. Trong đó: Bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ quản lý nhà nước: 1.541 người; đào tạo nghiệp vụ quản lý nhà nước hệ cán sự: 564 người, hệ chuyên viên: 179 người.
Bảng 2.9. Kết quả đào tạo nghiệp vụ QLNN cho CB, CC cấp xã ĐVT: Người Năm Tổng số CBCC được ĐTBD về QLNN Trong đó Bồi dưỡng ngắn hạn Bồi dưỡng Cán sự Bồi dưỡng chuyên viên 2013 127 107 97 3 2014 285 218 102 35 2015 690 284 108 37 2016 470 312 90 34 2017 409 220 80 30 2018 303 400 97 35 Tổng cộng 2.284 1.541 564 179
(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC cấp xã giai đoạn 2013-2018- Sở Nội vụ Phú Thọ)
2.2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị
Giai đoạn 2013-2018, số CBCC cấp xã được đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị là: 12.406 lượt người. Trong đó: Bồi dưỡng ngắn hạn: 10.244 lượt người, chiếm 84,57% tổng số; đào tạo nghiệp sơ cấp chính trị: 616 người, chiếm 4,97%; trung cấp chính trị: 1.497 người, chiếm 12,07%, cao cấp chính trị: 31 người, chiếm 0,25%; cử nhân chính trị: 18 người, chiếm 0,15%.
Bảng 2.10. Kết quả đào tạo lý luận chính trị cho CB, CC cấp xã ĐVT: Người Năm Số CBCC được đào tạo LLCT
Chia theo trình độ đào tạo
Bồi dưỡng ngắn ngày Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Cử nhân 2013 1.550 1.153 105 145 4 3 2014 2.098 1.546 108 272 6 4 2015 2.237 1.651 110 315 5 3 2016 2.521 1.894 100 365 5 2 2017 1.905 1.840 106 185 6 3 2018 2.095 2.160 87 215 5 3 Tổng cộng 12.406 10.244 616 1.497 31 18
(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã giai đoạn 2013- 2018- Sở Nội vụ Phú Thọ)
2.2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ
- Về trình độ tin học: Số CB, CC có chứng chỉ tin học trình độ A,B,C: 2.673 người, chiếm tỷ lệ: 49,28% tổng số CB, CC cấp xã; số CB, CC được đào tạo về CNTT từ trung cấp trở lên: 57 người, chiếm 1,05% tổng số.
Số CB, CC chưa được đào tạo về tin học và các phần mềm ứng dụng: 2.694 người, chiếm 49,73% tổng số CB, CC, trong số đó có hơn 60% CB, CC không sử dụng được máy vi tính và các phần mềm Word, Exell.
- Về trình độ ngoại ngữ: Số cán bộ công chức có các chứng chỉ, bằng cấp về ngoại ngữ là 835 người, chiếm 15,39% tổng số CB, CC cấp xã. Tuy vậy số CB, CC sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp, đọc, nghiên cứu tài liệu: 78 người, chiếm 1,43% tổng số CB, CC cấp xã.
Bảng 2.11. Kết quả đào tạo tin học, ngoại ngữ cho CB, CC cấp xã ĐVT: Người Năm Trình độ tin học Trình độ ngoại ngữ Chứng chỉ (A,B,C) Trung cấp Cao Đẳng Đại học Chứng chỉ (A,B,C) Trung cấp Cao Đẳng Đại học 2013 899 9 0 0 232 11 1 1 2014 1.223 10 0 1 354 12 4 5 2015 1.604 19 0 11 396 16 6 6 2016 1.965 21 0 13 405 29 8 8 2017 2.324 22 1 18 503 21 11 12 2018 2.673 33 3 21 784 23 14 14 Tổng cộng 10.668 114 4 64 2.674 112 44 46
(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã giai đoạn 2013- 2018 - Sở Nội vụ Phú Thọ)
2.2.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng về tiếng dân tộc
Thực hiện Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 05/3/2003; Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07/01/2004; Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới” và căn cứ đặc thù là tỉnh trung du miền núi phía Bắc với hơn 20% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Phú Thọ chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức công tác tại các xã vùng dân tộc thiểu số tại địa bàn các huyện Đoan Hùng, Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn…Cụ thể giao Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Thanh Sơn, Tân Sơn trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức công tác tại đây.
2013 đến năm 2018, đã tiến hành đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc cho gần 1000 lượt cán bộ, công chức cấp xã, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đặc thù công việc tại vùng sâu, vùng xa.
2.2.3.6. Về thực hiện chế độ đối với cán bộ, công chức đi học
Để động viên, khuyến khích CB, CC có điều kiện tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, đào tạo, bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng tiếng dân tộc… ngoài các chính sách hiện có, Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 25/3/2014 về chính sách tạm thời khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể:
- CB, CC cấp xã tham gia chương trình đào tạo và có bằng trung cấp lý luận chính trị được hỗ trợ: 5 triệu đồng/người
- Hỗ trợ chi phí học tập từ 500.000 đồng/tháng đến 1.000.000 đồng/tháng đối với khoá học trong tỉnh và đối với khoá học ngoại tỉnh.
- Hỗ trợ cán bộ công chức nữ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tăng từ 200.000 đồng/tháng đến 400.000 đồng/tháng (hỗ trợ ngoài quy định chung)
- Trong thời gian tham gia học tập, bồi dưỡng, ngoài việc CB,CC cấp xã được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được cung cấp miễn phí tài liệu học tập; không trả tiền phòng ở, điện nước (nếu ở khu ký túc xá).
- Các học viên có kết quả học tập đạt loại giỏi, rèn luyện tốt được cấp tiền thưởng, được xem xét kết nạp vào Đảng CSVN theo Điều lệ Đảng.
- Hỗ trợ lần đầu bằng 05 lần mức lương tối thiểu chung/01 người đối với CB, CC thuộc các xã có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,4 trở xuống và hỗ trợ lần đầu bằng 10 lần mức lương tối thiểu chung/01 người đối với CB, CC thuộc các xã có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,5 trở lên.
2.2.3.7. Về hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh a) Tiêu chuẩn chung
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tụy với nhân dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b) Tiêu chuẩn cụ thể
Ngoài các quy định chung về tiêu chuẩn của đội ngũ CB, CC theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV, Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ, đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn cần có thêm một số tiêu chí để đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần Thông báo kết luận số 18 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 15/4/2013 của UBND tỉnh về Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn và Công văn số 1206/UBND tỉnh về việc hướng dẫn thực hiện Kết luận số 18-KL/TU. Cụ thể:
- Đối với CB, CC mới tuyển vào lần đầu phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên.
- Đối với CB, CC đã được tuyển dụng nhưng chưa đạt chuẩn, thì đến năm 2025 phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên.
Đánh giá chung: Thực hiện chính sách ĐTBD CB, CC cấp xã trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đội ngũ CB, CC cấp xã sau khi được đào tạo, bồi dưỡng có bản lĩnh chính trị vững vàng, vận dụng đúng đắn các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào tình hình thực tiễn; phát huy được trí tuệ, khả năng lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Nhờ làm tốt công tác ĐTBD về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ CB, CC cấp xã đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, UBND cấp xã; tăng cường quan hệ phối hợp giữa chính quyền, mặt trận tổ quốc, đoàn thể các cấp, từng bước xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh trong tình hình mới.
Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018, bên cạnh các lớp đào tạo, bồi dưỡng như: Lớp Trung cấp lý luận chính trị; Lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành; Các lớp bồi dưỡng thuộc khối Đảng, Đoàn thể; Các lớp bồi dưỡng thuộc khối Chính quyền; Các lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN; Lớp Tin học theo chuẩn, Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ còn mở thêm các lớp bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Ngoài ra còn tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước, cập nhật kiến thức, rèn luyện các kỹ năng trong thực thi nhiệm vụ cho 2.793 lượt người, bao gồm các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ; Bí thư Đoàn cấp xã; công chức Văn phòng - thống kê; Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; Văn hóa - xã hội....