cấp xã tại một số địa phương ở Việt Nam và bài học cho tỉnh Phú Thọ
1.4.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã tại một số địa phương ở Việt Nam
1.4.1.1. Tỉnh Lạng Sơn
Tổng số CB, CC cấp xã của tỉnh Lạng Sơn: 4.320 người (cán bộ là 2.293 người, công chức là 2.027 người). Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ luôn được cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, tạo mọi điều kiện nhằm từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng đội ngũ CB, CC nói chung và CB, CC cấp xã nói riêng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 42-CT/TU, ngày 11/9/2004 về lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn.
Toàn tỉnh đã mở được 1.235 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 78.387 lượt cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Sau đào tạo, nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đều nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của người cán bộ, công chức, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có lối sống lành mạnh, gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuân thủ sự phân công của tổ chức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, biết vận dụng kiến thức chuyên môn được đào tạo, các quy định của Nhà nước và ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý công việc. Kết quả ĐTBD CB, CC cấp xã của tỉnh Lạng Sơn đạt được tính đến nay như sau:
- Về trình độ học vấn: Trung học phổ thông 3.169 người, chiếm 73,35 %; Trung học cơ sở 1.083 người, chiếm 25,06%; Tiểu học 68 người, chiếm 1,57%.
- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học 349 người, chiếm 8,07%; Cao đẳng 221 người, chiếm 5,11%; Trung cấp 1.919 người, chiếm 44,42%; Sơ cấp 642 người, chiếm 14,86%; chưa qua đào tạo 1.188 người,
- Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 12 người, chiếm 0,27%; Trung cấp 1.591 người, chiếm 36,82%; Sơ cấp 565 người, chiếm 13,07%; chưa qua đào tạo 2.152 người, chiếm 49,81%.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã hạn chế, yếu kém về trình độ, năng lực, tỷ lệ cán bộ, công chức chưa đạt tiêu chuẩn theo chức danh, chức vụ còn cao. Còn 3.581 người chiếm 82,89% chưa qua đào tạo về quản lý hành chính; 1.188 người chiếm 27,5% chưa qua đào tạo về chuyên môn. Tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ còn thấp; nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức không đồng đều, thiếu chủ động, sáng tạo; năng lực quản lý điều hành còn lúng túng, trông chờ, ỷ lại chưa ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra; năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, thụ động trong thực thi nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ, công chức sa sút về phẩm chất, đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm chưa cao; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa được quan tâm thực hiện một cách thỏa đáng.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian tới, ngày 13 tháng 2 năm 2012, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2015 và những năm tiếp theo. Theo đó phải nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng chuẩn hoá gắn với quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm, thực hiện tốt công tác tạo nguồn, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ, đào tạo theo chức danh.
Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ ở trong tỉnh và ngoài tỉnh đảm bảo chuẩn hoá chức danh, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước; cán bộ chủ chốt (cấp trưởng, cấp phó) phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trung cấp lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước. Cán bộ nguồn được tuyển chọn phải là người còn trẻ,
trong độ tuổi để có thể cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuẩn bị thay thế các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tương lai. Bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xã theo hướng kết hợp lý luận gắn với thực tiễn, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn cho từng loại cán bộ, công chức theo hướng thiết thực, hiệu quả chất lượng.
Tăng cường đầu tư cơ sở, vật chất. Đồng thời để cán bộ, công chức cấp xã làm việc có hiệu quả, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đề ra cần tăng cường đầu tư xây dựng trụ sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện phương tiện làm việc và hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã, đảm bảo tốt các chính sách chế độ, quyền lợi cho cán bộ, công chức cấp xã.
1.4.1.2. Thành phố Đà Nẵng
Đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được tăng cường, bổ sung, nhất là dội ngũ CBCC trẻ được đào tạo căn bản, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đạt được một số kết quả quan trọng như sau:
Hàng năm cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng từ 3.500 - 4.000 lượt người, chiếm 25 - 30% so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức hiện có, tăng 5 - 10% so với quy định; đối tượng cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngày càng mở rộng cho cả những người hoạt động không chuyên trách xã, cán bộ thôn, tổ dân phố; số lượng cán bộ nữ cử đi đào tạo, bồi dưỡng trên 40% so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
Cùng với việc tăng dần số lượng, chất lượng ĐTBD cũng được nâng lên, nội dung, chương trình ĐTBD được triển khai toàn diện, trong đó chú trọng bồi dưỡng kỹ năng thực thi công vụ và theo vị trí việc làm.
Nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng, tổ chức theo tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức, viên chức và tập trung theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu. Điều này được thể hiện ở chỗ là mỗi chức danh, mỗi vị trí việc
làm được bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng phù hợp, thiết thực với công việc đang đảm nhận, các chương trình cụ thể như: kỹ năng dành cho công chức, viên chức lãnh đạo quản lý; nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm công tác nhân sự, cải cách hành chính, văn thư lưu trữ, thực hành văn bản; ứng dụng công nghệ thông tin; xử lý tình huống...
Giảng viên được mời tham gia giảng dạy là những người có kiến thức sâu, rộng, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế; cung cấp cho người học những thông tin, kiến thức thiết thực. Ngoài ra, còn mời lãnh đạo các cơ quan, đơn vị hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cho cán bộ, công chức theo từng vị trí việc làm.
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng luôn kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, chia tổ nhóm thảo luận, làm bài tập tình huống; minh họa quy trình, thao tác thực thi nhiệm vụ bằng hình ảnh trình chiếu video clip, hướng dẫn nghiệp vụ theo hình thức “cầm tay, chỉ việc”. Đối với các lớp tập huấn lập hồ sơ công việc, kỹ năng soạn thảo văn bản, sau khi nghiên cứu lý thuyết, cần tổ chức thực hành thông qua hội thi, đợt thi.
Qua đào tạo, bồi dưỡng, khả năng ứng xử, kỹ năng thực thi công vụ theo vị trí việc làm của cán bộ công chức, viên chức được nâng lên rõ rệt, góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển thành phố.
1.4.1.3. Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ chí Minh là một đô thị, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức đã được Thành ủy, chính quyền Thành phố quan tâm đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả cao.
Ngày 02/10/2002, Thành ủy đã ban hành Quyết định số 209/QĐ-TU về việc tổ chức hoạt động của chương trình đào tạo 300 tiến sỹ, thạc sỹ trẻ năm 2001 - 2005. Việc đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ trẻ của chương trình được thực hiện
tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước với yêu cầu đào tạo ngang tầm với các nước phát triển.
Thực hiện đào tạo ngoại ngữ cho một số công chức trong diện quy hoạch tại nước ngoài bằng nguồn ngân sách thành phố và các nguồn khác.
Ngày 10/7/2002 Thành ủy ban hành Quyết định số 375/QĐ-TU quy định chính sách đối với các bộ được luôn chuyển theo quy hoạch. Trong đó đã tạo điều kiện về nhà ở công vụ, bảo lưu lương khi công chức được chuyển đến nơi có mức lương thấp hơn; được hưởng nguyên lương trong thời gian được cử đi đào tạo ở trong và ngoài nước, đài thọ 100% kinh phí đào tạo, trợ cấp thêm từ 500.000 đồng - 700.000 đồng/ tháng nếu đào tạo tập trung tại Hà Nội và từ 50 USD đến 60 USD nếu đào tạo ở nước ngoài, được hưởng 5.000.000 đồng sau khi bảo vệ thành công luận án thạc sỹ và 10.000.000 đồng sau khi bảo vệ thành công luận văn tiến sỹ. Được hỗ trợ thêm 200.000 đồng đến 300.000 đồng/ tháng nếu được luân chuyển đến huyện Cần Giờ.
Ngày 03/12/2003, Thành ủy có Thông báo số 525/TB-TU về biên chế, tiền lương của cán bộ, công chức được cử đi học tập trung dài hạn, theo đó công chức được cử đi học tập trung dài hạn được chuyển biên chế dự trữ không làm ảnh hưởng đến biên chế và tiền lương của công chức đang làm việc, thời gian công chức đi học vẫn được xét nâng lương và thành tích học tập được coi là một nhiệm vụ công tác.
Ngày 13/9/2004, Ban Tổ chức Thành ủy có Công văn số 1062/CV-TU hướng dẫn chế độ trợ cấp cho cán bộ diện quy hoạch Thành ủy công tác tại xã, phường, thị trấn được hương thêm 200.000 đồng/tháng đối với phường và 400.000 đồng/ tháng đối với công tác ở xã, thị trấn.
Ngày 05/8/2005, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 140/2005/QĐ- UB về chính sách khuyến khích người có trình độ đại học đang công tác tại xã, phường, thị trấn. Theo đó được ưu tiên tuyển dụng nếu đủ điều kiện thích
ứng với công việc, được hỗ trợ thêm 400.000 đồng đến 800.000 đồng/ tháng theo hình thức đào tạo chính quy, tại chức ở phường, xã, thị trấn.
Có thể nói rằng cùng với chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, thành phố Hồ Chí Minh đã thúc đẩy đội ngũ cán bộ công chức tích cực học tập, nâng cao trình độ công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong tình hình mới.