Vai trò của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 46 - 47)

công chức cấp xã

Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã nhằm từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung: Mục tiêu chính sách có liên quan đến nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội theo những cấp độ khác nhau, nên không thể cùng một lúc giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan và cũng không thể đốt cháy giai đoạn của mỗi quá trình. Mục tiêu chính sách chỉ có thể đạt được thông qua thực hiện chính sách, đồng thời giữa các mục tiêu chính sách có quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng rất lớn đến nhau và đến mục tiêu chung [9].

Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã nhằm khẳng định tính đúng đắn của chính sách: Việc nhận thấy những mâu thuẫn cần được giải quyết bằng chính sách đã cho thấy tính đúng đắn hay không của vấn đề chính sách. Vấn đề chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức tự nó đã phản ánh nhu cầu cơ bản của xã hội trong việc xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy thực hiện công vụ và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nếu nhu cầu đó là chính đáng, bức xúc cần được đáp ứng để xã hội tồn tại, phát triển thì vấn đề chính sách được coi là đúng đắn và ngược lại. Một chính sách sau khi hoạch định được coi là tốt thì giá trị của nó cũng chỉ mới dừng lại ở phương diện nguyện vọng, mong muốn. Một khi chính sách được triển khai thực hiện rộng rãi trong đời sống xã hội, thì tính đúng đắn của nó được khẳng định ở mức cao hơn, tức là được cả xã hội thừa nhận, nhất là các đối tượng thụ hưởng chính sách.

Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã nhằm giúp cho chính sách ngày càng hoàn thiện: Chính sách được hoạch định bởi một tập thể nên không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của ý chí chủ quan.

Do ảnh hưởng của ý chí chủ quan và sự vận động phát triển của môi trường nên giữa chính sách công, thực tế xã hội và môi trường trong giai đoạn tổ chức thực hiện chắc chắn có khoảng cách cần được lấp đầy bằng những điều chỉnh về chính sách hay các biện pháp tổ chức thực hiện chính sách. Những điều chỉnh bổ sung về mục tiêu hay biện pháp chính sách trong quá trình thực hiện chính là hoạt động hoàn chỉnh chính sách đang có và góp phần đúc rút kinh nghiệm cho hoạch định các chính sách kỳ sau [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)