Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC
1.4. Quy trình đánh giá viên chức
Bƣớc 1. Xây dựng tiêu chí đánh giá: căn cứ vào tính chất công việc, số lƣợng các đầu công việc, tiêu chuẩn chất lƣợng các đầu công việc ở các vị trí để xây dựng các tiêu chí đánh giá.
Khi xây dựng các tiêu chí đánh giá viên chức phải xây xựng tiêu chí chung và tiêu chí cụ thể cho từng nhóm viên chức nhƣ nhóm vị trí lãnh đạo, quản lý; tiêu chí đánh giá cho vị trí chuyên môn; tiêu chí đánh giá cho các vị trí hành chính, hỗ trợ. Tùy thuộc vào tính chất hoạt động của tổ chức mà số lƣợng các tiêu chí sẽ đƣợc điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ: đối với nhóm vị trí quản lý nhƣ Trƣởng phòng thì ngoài tiêu chí đánh giá về kết quả thực hiện công việc của cá nhân thì sẽ có tiêu chí đánh giá kết quả công việc của đơn vị do ngƣời đó quản lý, đánh giá khả năng điều hành, tổ chức thực hiện công việc, đoàn kết tổ chức... sẽ thể hiện năng lực quản lý, lãnh đạo của ngƣời đó, đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá ngƣời làm việc ở vị trí lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, cùng là nhóm vị trí lãnh đạo, quản lý nhƣng quản lý đối với phòng chuyên môn hay phòng nghiệp vụ, phòng hành chính hay phòng tham mƣu cần phải có tiêu chí đánh giá kèm theo để thấy đƣợc sự khác biệt mang tính đặc thù ở mỗi vị trí. Đối với việc xây dựng các tiêu chí đánh giá của các nhóm vị trí khác cũng tƣơng tự nhƣ vậy, xây dựng các tiêu chí chung, rồi đến các tiêu chí cụ thể, riêng biệt phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của từng vị trí.
Bƣớc 2. Thu thập thông tin để đánh giá viên chức
- Thông tin viên chức tự đánh giá. Từ kết quả thực hiện công việc theo bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc, viên chức tự đánh giá kết quả hoàn thành công việc và mức độ hoàn thành công việc của mình vào phiếu đánh giá.
- Thông tin từ tập thể đơn vị trực tiếp quản lý, dựa trên báo tổng kết, kết quả thực hiện công việc các bộ phận của cơ quan, đơn vị tiến hành đánh giá viên chức theo quy định của pháp luật.
- Thông tin từ bộ phận tiếp nhận phản hồi, tiếp thu ý kiến của bên ngoài và những ý kiến khác từ đồng nghiệp, ngƣời bên trong tổ chức
Bƣớc 3. Phòng Tổ chức – Hành chính, ngƣời đứng đầu đơn vị đƣa ra những nhận định sơ bộ về kết quả đánh giá.
Bƣớc 4. Trao đổi thông tin với ngƣời đƣợc đánh giá.
Bƣớc 5. Ngƣời đứng đầu đơn vị quyết định kết quả đánh giá cuối cùng. Bƣớc 6. Xác định kết quả đánh giá, hoàn thiện hồ sơ đánh giá và lƣu kết quả đánh giá vào hồ sơ viên chức.
Bƣớc 7. Sử dụng kết quả đánh giá:
- Sử dụng trong tuyển dụng viên chức: Tuyển chọn viên chức phù hợp với vị trí việc làm trên cơ sở bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc giúp tuyển đƣợc ứng viên phù hợp.
- Sử dụng hiệu quả hơn kết quả đánh giá thực hiện công việc trong thù lao lao động.
- Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc trong lựa chọn viên chức đi đào tạo. Đào tạo và phát triển là một trong những nhu cầu cần thiết và cơ bản của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, đồng thời nó góp phần kích thích tạo ra động lực trong công việc đối với viên chức.