Khái niệm về cơ chế một cửa và cơ chế một cửa liên thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực tiễn tại trung tâm hành chính công tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 29)

Cải cách TTHC theo hướng đơn giản hóa TTHC gắn với việc thực hiện cơ chế một cửa được triển khai mạnh trong quá trình thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. Đầu tiên với Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đã tạo ra một cách thức giải quyết công việc hiệu quả cho công dân, tổ chức, đã thể chế hóa mối quan hệ giữa chính quyền và công dân thông qua việc thực hiện cơ chế một cửa.

Từ năm 2003 đến nay đã có 02 quyết định sửa đổi, bổ sung quy định về việc thực hiện cơ chế một cửa đó là Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương. Có thể nhận thấy cơ chế một cửa là giải pháp đổi mới hữu hiệu về phương thức làm

việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức; đồng thời, điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy, đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ công tác trong cơ quan hành chính nhà nước.

“Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước”[22, tr. 1].

Theo đó, “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là đầu mối tập trung hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức để chuyển đến các cơ quan chuyên môn hoặc cấp có thẩm quyền giải quyết và nhận, trả kết quả cho cá nhân, tổ chức”[22, tr. 1].

Cơ chế một cửa mang lại sự thuận tiện cho cá nhân, tổ chức trong việc liên hệ giải quyết TTHC, chỉ cần đến một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là có thể thực hiện TTHC mà không cần phải đi đến nhiều cơ quan như trước kia. Nếu việc thực hiện cơ chế một cửa tạo nên đột phá đầu tiên trong cải cách thủ tục hành chính trong những năm qua thì bước đột phá tiếp theo là thực hiện cơ chế một cửa liên thông theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 và hiện nay là Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Cơ chế một cửa liên thông là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước” [22, tr. 1].

“1. Niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính tại Quyết định công bố thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) theo quy định.

2. Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức; việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiện không quá một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ tại một cơ quan chuyên môn.

3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức.

4. Việc thu phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật” [22, tr. 2].

Cơ chế một cửa liên thông phát triển trên cơ sở cơ chế một cửa, đây là bước phát triển tất yếu nhằm phục vụ nhu cầu của cá nhân, tổ chức. Tạo ra phương thức làm việc mới, nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan trong giải quyết TTHC; mang lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức trong thực hiện các TTHC có liên quan, từ đó giảm chi phí, thời gian thực hiện TTHC, mang đến sự hài lòng cho cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.

Có thể nhận thấy cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã giảm việc đi lại của cá nhân, tổ chức, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, số hồ sơ hành chính giải quyết đúng hẹn đạt tỷ lệ cao, công khai, minh bạch, bình đẳng, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, tổ chức và doanh nghiệp trên các lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Thực hiện cơ chế MC, MCLT góp phần tăng cường năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ công chức hành chính nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Mặt khác, cơ chế MC, MCLT đã điều chỉnh mối quan hệ giữa nhân dân và nhà nước, tạo cơ chế giám sát của

nhân dân đối với cơ quan nhà nước, giữa lãnh đạo với công chức thuộc quyền, thể hiện rõ bản chất của cải cách thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực tiễn tại trung tâm hành chính công tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 29)