Đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả có vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả, sự hài lòng của người dân khi thực hiện TTHC. Đây là người trực tiếp hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ TTHC, việc minh bạch, đúng quy định về thành phần hồ sơ được công chức phụ trách một cửa thúc đẩy thực hiện, nếu công chức tiếp nhận có hành vi nhũng nhiễu, đòi hỏi thêm giấy tờ, thủ tục thì sẽ làm bóp méo tính minh bạch, hiệu quả của cơ chế MC, MCLT. Đội ngũ công chức năng lực kém, không am hiểu quy định về TTHC khi tiếp nhận, hướng dẫn không cụ thể, rõ ràng khi người dân đến thực hiện TTHC, làm người dân phải đi lại nhiều lần để bổ sung hồ sơ, giấy tờ có liên quan. Năng lực kém sẽ dẫn đến lệ thuộc vào công chức tham mưu giải quyết TTHC, không kiểm tra được tính hợp lệ của thành phần hồ sơ, nhận không đúng, đầy đủ theo quy định.
Và đặc biệt khi thực hiện cơ chế MC, MCLT tại Trung tâm HCC, áp lực về công việc tăng lên do có sự kiểm tra, giám sát từ Trung tâm; việc tiếp nhận hồ sơ TTHC đòi hỏi tính chính xác cao, minh bạch, thái độ của công chức cũng phải cải thiện nhiều hơn khi giao tiếp với người dân vì tại Trung tâm là một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, tập trung nhiều cơ quan không riêng lẻ như trước kia công chức ngồi tại cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ, môi trường thu hẹp và ít chịu sự kiểm tra, giám sát như khi tiếp nhận TTHC theo cơ chế MC, MCLT tại Trung tâm HCC cấp tỉnh.
Công chức tiếp nhận và trả kết quả ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện cơ chế MC, MCLT còn đối với đội ngũ công chức chuyên môn trực tiếp tham mưu giải quyết TTHC nếu năng lực yếu sẽ dẫn đến thẩm định hồ sơ không chính xác, kết quả giải quyết TTHC sai sót, không đúng quy định hoặc trễ
thời gian quy định. Có thể thấy đội ngũ công chức có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả do tác động đến tính công khai, minh bạch, thời gian giải quyết, kết quả giải quyết của TTHC theo cơ chế MC, MCLT.