Nhận xét thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực tiễn tại trung tâm hành chính công tỉnh đồng tháp (Trang 75)

2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân

a) Thành tựu

Trung tâm Hành chính công là đầu mối tập trung để thực hiện việc tiếp nhận, hướng dẫn, giám sát, đôn đốc việc giải quyết TTHC theo cơ chế MC, MCLT. Qua thời gian hoạt động, có thể một số kết quả nổi bật sau:

- Cơ chế MC, MCLT trong giải quyết TTHC được đảm bảo thực hiện đúng đối tượng, phạm vi, quy trình, tiếp nhận và trả kết quả tập trung tại một đầu mối, quy trình giải quyết đúng quy định đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cá nhân, tổ

chức, doanh nghiệp thực hiện TTHC, tiết kiệm chi phí, thời gian trong giải quyết TTHC thay vì phải tự tìm hiểu thông tin, liên hệ và đến từng cơ quan như trước.

- Tăng cường cơ chế giám sát trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC, nhất là sự giám sát của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực, trách nhiệm, tinh thần và thái độ phục vụ của đội ngũ công chức. Từ đó, góp phần hạn chế thấp nhất tình trạng hồ sơ giải quyết trễ hạn, tăng mức độ hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Từ khi thành lập và chính thức đi vào hoạt động (03/10/2016) đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận hơn 38.000 hồ sơ TTHC, với tỷ lệ giải quyết đúng và trước hạn đạt gần 100% (trong 9 tháng đầu năm 2017 không hồ sơ trễ hạn), cao hơn so với khi chưa thành lập Trung tâm là 5%.

Trung bình mỗi ngày có 300 lượt giao dịch tại Trung tâm, kết quả trả kết quả hồ sơ tận nhà tăng hơn so với năm 2016, với 2.971 hồ sơ (tính đến tháng 6/2017) được chuyển phát trong và ngoài tỉnh. Số hồ sơ cá nhân, tổ chức thực hiện trực tuyến mức 3 đạt 3,32% so với tổng lượt giao dịch (năm 2016 không phát sinh hồ sơ trực tuyến).

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết TTHC thuộc các lĩnh vực được thuận lợi, đồng bộ hơn. Phát triển các chức năng, tiện ích của phần mềm một cửa điện tử, việc tra cứu thông tin về TTHC, kết quả giải quyết TTHC thuận tiện, công khai, minh bạch. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, công chức làm việc khoa học, nhẹ nhàng, kiểm soát tốt quy trình giải quyết TTHC nhờ điện tử hóa các quy trình, thông tin.

- Tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các quy trình liên thông về TTHC liên thông để rút ngắn trình tự, thời hạn giải quyết hồ sơ của người dân, tổ chức, nhất là các doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua một đầu mối duy nhất tại Trung tâm Hành chính công. Phối hợp cùng các cơ quan có liên quan thúc đẩy và tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa liên thông đối với lĩnh vực đất đai, đăng ký kinh doanh, đầu tư. Sự tập trung tại một nơi thuận tiện cho việc trao đổi thông tin, phối hợp để giải quyết các TTHC có liên quan.

- Chất lượng giải quyết TTHC được đánh giá cao, đảm bảo nhận đúng thành phần hồ sơ, công khai, minh bạch quy định TTHC, tỷ lệ người dân đánh giá hài lòng với kết quả giải quyết TTHC cao với tỷ lệ 89%. Cá nhân, tổ chức không phải đi lại nhiều lần để thực hiện TTHC, theo khảo sát 84% cá nhân, tổ chức chỉ đi lại 1 đến hai lần, một lần nộp hồ sơ và một lần nhận kết quả, đối với những TTHC đủ điều kiện trả qua đường bưu chính người dân chỉ đi 01 lần nộp hồ sơ, kết quả giải quyết được về tận nhà.

- Cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã làm giảm phiền hà và chi phí về thời gian, công sức, tiền bạc của nhà nước, của doanh nghiệp và công dân,tạo điều kiện thuận lợi nhất phục vụ nhân dân, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Mô hình Trung tâm HCC phát triển thêm một bước của cơ chế MC, MCLT nên ngoài những hiệu quả, kết quả của cơ chế MC, MCLT thì Trung tâm còn mang lại môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ, thúc đẩy, gắn kết trong thực hiện quy trình liên thông giải quyết TTHC, cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ nâng cao chất lượng giải quyết TTHC, giảm tiêu cực, nhũng nhiễu trong giải quyết TTHC.

Theo khảo sát 100% người dân trả lời không trả tiền thêm cho công chức ngoài quy định vẫn nhận được kết quả đúng hạn, trước hạn, chỉ có 9% người khảo sát trả lời có liên hệ với công chức chuyên môn thẩm định TTHC. Tỷ lệ người dân hài lòng đối với thái độ phục vụ, hướng dẫn của công chức tiếp nhận và trả kết quả với tỷ lệ 93%, không có người không hài lòng; kết quả giải quyết TTHC được đánh giá cao với tỷ lệ 89% hài lòng.

b) Nguyên nhân

Trung tâm HCC là điểm sáng trong CCHC của tỉnh, tạo bước đột phá trong giải quyết TTHC theo cơ chế MC, MCLT, nâng cao sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Những kết quả đó chủ yếu do một số nguyên nhân sau:

- Được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quyết tâm trong chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo UBND tỉnh và có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng trong quá trình thành lập và hoạt động của Trung tâm HCC; sự cố gắng của đội ngũ công chức trong thực hiện cơ chế MC, MCLT trong giải quyết TTHC.

- Công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thực hiện thường xuyên, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của cơ quan, công chức trong giải quyết TTHC phục vụ yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

- Đội ngũ công chức ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ, tinh thần, ý thức tổ chức kỷ luật trong thực thi công vụ. Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho công chức tiếp nhận và trả kết quả, công chức chuyên môn về thực hiện cơ chế MC, MCLT trong giải quyết TTHC được thực hiện thường xuyên.

- Hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin sẵn có từ Dự án triển khai phần mềm một cửa điện tử của tỉnh đã giúp Trung tâm HCC kịp thời ứng dụng các chức năng, tiện ích trong phần mềm một cửa điện tử tại Trung tâm.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhâna) Hạn chế a) Hạn chế

- Cơ sở vật chất: Trụ sở Trung tâm chỉ bố trí tạm nên không đủ diện tích bố trí chỗ ngồi chờ thoải mái cho người dân, 85% người được khảo sát đánh giá thoải mái và 5% đánh giá không thoải mái tại nơi ngồi chờ, còn lại cảm thấy bình thường. Các lĩnh vực còn phân phòng, chưa tạo môi trường thuận lợi cho thực hiện tiếp nhận và trả kết quả một các chuyên nghiệp, hiện đại, 33% người được khảo sát đánh giá bình thường và không hiện đại đối với thiết bị tại Trung tâm HCC.

- Cơ cấu tổ chức của Trung tâm: Tổ chức chưa hoàn thiện, mô hình đang thực hiện thí điểm nên về mặt pháp lý chưa được quy định, quy trình quản lý chưa thống nhất, ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả hoạt động. Chưa đưa được các ngành dọc thuộc Trung ương vào thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm, vẫn còn hoạt động riêng lẻ tại trụ sở riêng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin: Phần mềm một cửa điện tử chưa đáp ứng việc chuyển file hồ sơ điện tử về các sở, việc giải quyết TTHC còn phải chờ hồ sơ giấy vận chuyển từ Trung tâm về các sở, gây tốn kinh phí và thời gian. Chưa được trang bị các thiết bị cần thiết cho giám sát như camera quan sát, thiết bị cho ứng dụng phần mềm một cửa điện tử như máy scan, thiết bị khảo sát trực tuyến đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đến giao dịch tại Trung tâm.

- Lĩnh vực thực hiện liên thông: Chưa đưa được nhiều lĩnh vực, TTHC thực hiện cơ chế một cửa liên thông, các quy trình liên thông được ban hành chính thức chưa nhiều, chủ yếu là việc trao đôi thông tin giữa các cơ quan có liên thông. Quy trình không cụ thể thì khó có thể ứng dụng công nghệ thông tin để điện tử hóa quy trình.

- Công tác kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc của Thủ trưởng các sở đôi lúc cũng chưa sâu sát; thủ tục hành chính của các ngành chưa được rà soát thường xuyên nên nhiều TTHC biết là rườm rà phức tạp nhưng chưa được kiến nghị đơn giản hóa kịp thời, gây phiền hà cho người dân trong thực hiện TTHC, nhất là các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng,....

- Về công chức: Sự đồng thuận của công chức tiếp nhận và trả kết quả làm việc tại Trung tâm chưa cao, với 50% người trả lời không đồng thuận với việc thành lập Trung tâm HCC trong khi việc này được 100% cá nhân, tổ chức đến giao dịch tại Trung tâm đều ủng hộ. Việc tuyển chọn cử công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả chưa tuân theo tiêu chuẩn cụ thể nào cả, nên trình độ chuyên môn của công chức một cửa trên các lĩnh vực không đồng đều (bảng 5), khả năng giao tiếp ứng xử vẫn còn một số hạn chế, 3% người dân đánh giá chưa cao về thái độ của công chức.

- Công khai thủ tục hành chính: Hình thức công khai TTHC chưa thật sự thu hút sự quan tâm của người dân, nhiều người dẫn vẫn chưa tiếp cận được thông tin quy định về TTHC, đa số họ hỏi trực tiếp công chức hoặc hỏi người quen đã làm TTHC, việc phổ biến, tuyên truyền về TTHC đơn điệu, kém hiệu quả dẫn đến người dân làm TTHC chưa am hiểu về quy định, chuẩn bị hồ sơ chưa đầy đủ phải bổ sung hồ sơ nhiều lần làm ảnh hưởng đến hiệu quả và sự hài lòng, tin tưởng của người dân vào cơ chế MC, MCLT trong giải quyết TTHC.

b) Nguyên nhân

Các hạn chế bên trên xuất phát từ một số nguyên nhân chính như sau: - Các cơ quan Trung ương ban hành văn bản quy định về giải quyết TTHC còn chồng chéo lẫn nhau, ví dụ như Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp thì việc đăng ký doanh nghiệp thực hiện tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, tuy nhiên theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg

ngày 23/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ thì tất cả TTHC thực hiện giải quyết theo cơ chế MC, MCLT việc tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cơ quan có thẩm quyền, như vậy nếu so hai quy định này với nhau đã gây lúng túng trong tổ chức thực hiện tiếp nhận giải quyết TTHC theo cơ chế MC, MCLT.

- Quy định về các lĩnh vực thực hiện liên thông, tuy nhiên các Bộ, ngành Trung ương chưa xác định được những TTHC nào cấp tỉnh có thể liên thông và cần liên thông, từ đó tỉnh rất khó khăn trong việc xác định thủ tục nào, lĩnh vực nào có thể liên thông, mỗi quy định về TTHC đều có những ràng buộc nhất định nên khó phá vỡ những quy định để xây dựng quy trình liên thông thống nhất. Một số cơ quan, công chức cho rằng việc giải quyết TTHC liên thông phải có hướng dẫn từ Thông tư của các Bộ, ngành Trương ương mới thực hiện nên khó khăn cho địa phương trong phối hợp, nhất là các cơ quan ngành dọc của Trương ương.

- Pháp luật chưa quy định về tổ chức, loại hình, chức năng, nhiệm vụ đối với Trung tâm HCC cấp tỉnh, Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 23/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã có nhiều lạc hậu so với thực tiễn mà chưa được thay thế.

- Trung tâm HCC tỉnh Đồng Tháp chưa có trụ sở chính thức, trụ sở hiện tại đang mượn của cơ quan khác cải tạo, sửa chữa để hoạt động nên không đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng của Trung tâm HCC, vì là trụ sở tạm nên chưa đầu tư các trang bị thiết bị đầy đủ.

- Khi thực hiện cơ chế MC, MCLT tại Trung tâm HCC cấp tỉnh đã tạo áp lực lớn trong công việc đối với đội ngũ công chức tiếp nhận và trả kết quả vì chịu sự theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, áp lực trong công việc và giao tiếp với cá nhân, tổ chức. Chế độ đãi ngộ chưa cao để tạo động lực cho công chức.

Tiểu kết Chƣơng 2

Trên cơ sở khung lý thuyết đã xác lập ở chương trước, Chương 2 đã đi vào làm rõ về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy trình thực hiện cơ chế MC, MCLT tại Trung tâm HCC tỉnh Đồng Tháp. Luận văn cũng nêu rõ các quy trình, cách thực hiện cơ chế một cửa trên các lĩnh vực, cơ chế liên thông trong giải quyết TTHC một số lĩnh vực quy định; vận hành, phối hợp trong thực hiện cơ chế MC, MCLT tại Trung tâm HCC cấp tỉnh. Những kết quả tốt của Trung tâm HCC trong thực hiện cơ chế MC, MCLT giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức cũng được phân tích qua kết quả khảo sát ý kiến của cá nhân, tổ chức đến thực hiện TTHC, sự đồng tình, ủng hộ thực hiện mô hình Trung tâm HCC cấp tỉnh cũng được khát sát đối với cá nhân, tổ chức và đội ngũ công chức một cửa, công chức của các sở có liên quan. Trên cơ sở phân tích thực trạng về tổ chức, hoạt động, kết quả thực hiện cơ chế MC, MCLT tại Trung tâm HCC tỉnh Đồng Tháp và có sự khảo sát các ý kiến của các đối tượng liên quan để làm rõ những thành tựu, hạn chế, chương tiếp theo sẽ đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế MC, MCLT tại Trung tâm HCC tỉnh Đồng Tháp.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI TRUNG TÂM

HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp nằm ở phía Tây Nam Việt Nam, có diện tích đất tự nhiên 3.378,8 km2 với dân số đạt gần 1,6 triệu người, có đường biên giới đường bộ tiếp giáp với Vương quốc Campuchia; có 12 đơn vị hành chính, trong đó có 02 thành phố (Cao Lãnh và Sa Đéc). Với vị trí địa chính trị, kinh tế đặc biệt, có nhiều cơ hội để phát triển toàn diện, hiện đại, đa dạng và phong phú, có khả năng hội nhập quốc tế. Những năm qua, tỉnh Đồng Tháp đã khai thác, phát huy các lợi thế, tiềm năng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 9,5%, năm 2015 đạt 8,02%, kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 835 triệu USD. Trong các năm từ 2015-2017, trong bối cảnh khó khăn nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn đạt được những kết quả quan trọng, có nhiều chuyển biến tích cực.

Mục tiêu phấn đấu đến giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,4%/năm; GDP bình quần đầu người đạt trên 2.900 USD vào năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2020 cơ cấu nông nghiệp – công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 28,5%-36,5%-35,0%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.350 triệu USD vào năm 2020, tăng bình quân 11,7%/năm, trong đó kim ngạch xuất khẩu trực tiếp qua biên giới chiếm khoảng 10%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt từ 9%-11%/năm và tốc độ tăng thu ngân sách tăng bình quân 12%/năm.

Những kết quả và mục tiêu đề ra trong phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực tiễn tại trung tâm hành chính công tỉnh đồng tháp (Trang 75)