Bài học cho tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực tiễn tại trung tâm hành chính công tỉnh đồng tháp (Trang 48 - 52)

Qua thực tiễn của các tỉnh lân cận, trong thực hiện cơ chế MC, MCLT để giải quyết TTHC đều rất chú trọng đến tập trung một đầu mối cũng vì thế dù tên gọi có khác nhau nhưng các Tỉnh đều thành lập Trung tâm là đầu mối tập trung trong giải quyết TTHC theo cơ chế MC, MCLT đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết cấp tỉnh. Mô hình tổ chức của Trung tâm HCC các nơi đều có

sự khác nhau, do chưa có quy định chính thức về mô hình tổ chức và hoạt động, tuy nhiên tiếp nhận và giải quyết TTHC cũng là một hoạt động quản lý nhà nước nên mô hình tổ chức là cơ quan hành chính, không là đơn vị sự nghiệp để từ đó có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp trong phối hợp, trao đổi công việc với các sở, ngành tỉnh.

Bố trí đầy đủ các ngành, lĩnh vực tại Trung tâm HCC tạo sự tập trung, thống nhất hoàn toàn về đầu mối tiếp nhận và trả kết quả đối với TTHC thẩm quyền cấp tỉnh. Long An còn một số lĩnh vực tiếp nhận tại các sở, người dân, doanh nghiệp khó tìm thông tin TTHC nào được tập trung tại Trung tâm, TTHC nào vẫn còn tiếp nhận tại các sở. Sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh trong hoạt động của Trung tâm là yếu tố quyết định, tuy Trung tâm trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh hoặc Sở Nội vụ nhưng trong quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm các tỉnh đều được trực tiếp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình, kết quả hoạt động và nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ Chủ tịch UBND tỉnh trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giữa các ngành trong phối hợp giải quyết TTHC.

Ứng dụng công nghệ thông tin là một khâu quan trọng và cần thiết, không thể thiếu trong giải quyết TTHC tại Trung tâm HCC, các tỉnh đều rất đầu tư cho các phần mềm, các ứng dụng hỗ trợ theo dõi tình trạng tiếp nhận và giải quyết TTHC, những tiện ích về tra cứu thông tin TTHC, thông báo tình trạng hồ sơ bằng hình thức SMS cho người dân, doanh nghiệp, khảo sát đo lường sự hài lòng bằng phần mềm trực tuyến,….đây là một yếu tố quan trọng cần được đầu tư phù hợp. Bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng ưu tiên tạo không gian làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, tạo sự thoải mái cho người dân, doanh nghiệp đến giao dịch. Các tỉnh đều đầu tư trụ sở khang trang, rộng rãi, sạch sẽ, bố trí các thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu công việc và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ công chức làm việc tại Trung tâm cũng được coi trọng nhằm tạo động lực cho công chức làm việc trong môi trường áp lực cao, tạo sự đồng thuận sẽ giúp hoạt động tiếp nhận và giải quyết TTHC tại Trung tâm được nhanh chóng, chính xác.

Những khó khăn thường gặp là về sự đồng thuận của công chức, sự phối hợp trong giải quyết TTHC của các cơ quan, đây là rào cản lớn ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm trong tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế MC, MCLT. Cần có những giải pháp để tạo động lực, sự đồng thuận trong đội ngũ công chức các sở, ngành tỉnh vì về mặt pháp lý việc thành lập Trung tâm là chưa cụ thể nên mỗi mô hình tổ chức đều có những ưu điểm và hạn chế, đây là một sự thay đổi tạo áp lực đối với công chức nên gặp phải phản kháng là không thể tránh khỏi. Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp trong giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa liên thông để nâng cao chất lượng giải quyết TTHC, nâng cao hơn nữa ý nghĩa, vai trò của Trung tâm trong thực hiện cơ chế MC, MCLT trong giải quyết TTHC đối với người dân, doanh nghiệp.

Qua những mặt được và hạn chế từ thực tiễn thực hiện mô hình Trung tâm HCC của các tỉnh, Đồng Tháp học tập những vấn đề hay và tránh những hạn chế và tìm những giải pháp khắc phục phù hợp với thực tế địa phương.

Tiểu kết Chƣơng 1

Nhằm làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC tại Trung tâm HCC cấp tỉnh, Chương 1 đã nêu và phân tích các khái niệm, vai trò, đặc điểm của Trung tâm Hành chính công trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đồng thời cũng đã khái quát về quy trình, cách thức thực hiện quy trình theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; từ khái quát đó giúp định hình được việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm HCC cấp tỉnh, sự khác nhau giữa việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước với việc tổ chức thành Trung tâm HCC. Ngoài ra, Chương 1 cũng nêu lên được kinh nghiệm thực hiện của các địa phương tương đồng, trong đó có những ưu điểm mà Đồng Tháp cần học tập cũng như những hạn chế cần tránh để hoàn thiện hơn việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm HCC cấp tỉnh.

Trên cơ sở lý luận về cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, Trung tâm HCC cấp tỉnh và kinh nghiệm thực tiễn từ các tỉnh sẽ là bước đệm để soi chiếu vào thực tiễn tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm HCC của tỉnh Đồng Tháp.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI TRUNG TÂM

HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực tiễn tại trung tâm hành chính công tỉnh đồng tháp (Trang 48 - 52)