Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực tiễn tại trung tâm hành chính công tỉnh đồng tháp (Trang 82 - 84)

Đồng Tháp nằm ở phía Tây Nam Việt Nam, có diện tích đất tự nhiên 3.378,8 km2 với dân số đạt gần 1,6 triệu người, có đường biên giới đường bộ tiếp giáp với Vương quốc Campuchia; có 12 đơn vị hành chính, trong đó có 02 thành phố (Cao Lãnh và Sa Đéc). Với vị trí địa chính trị, kinh tế đặc biệt, có nhiều cơ hội để phát triển toàn diện, hiện đại, đa dạng và phong phú, có khả năng hội nhập quốc tế. Những năm qua, tỉnh Đồng Tháp đã khai thác, phát huy các lợi thế, tiềm năng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 9,5%, năm 2015 đạt 8,02%, kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 835 triệu USD. Trong các năm từ 2015-2017, trong bối cảnh khó khăn nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn đạt được những kết quả quan trọng, có nhiều chuyển biến tích cực.

Mục tiêu phấn đấu đến giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,4%/năm; GDP bình quần đầu người đạt trên 2.900 USD vào năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2020 cơ cấu nông nghiệp – công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 28,5%-36,5%-35,0%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.350 triệu USD vào năm 2020, tăng bình quân 11,7%/năm, trong đó kim ngạch xuất khẩu trực tiếp qua biên giới chiếm khoảng 10%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt từ 9%-11%/năm và tốc độ tăng thu ngân sách tăng bình quân 12%/năm.

Những kết quả và mục tiêu đề ra trong phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh không thể thiếu sự góp phần của công tác cải cách hành chính, theo đó rà soát,

cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC, nâng cao chất lượng giải quyết TTHC, giảm chi phí thực hiện TTHC cho cá nhân, tổ chức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà tỉnh đề ra, nổ lực thực hiện nhằm hướng đến cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, khởi nghiệp.

Về tổ chức mô hình Trung tâm HCC trong giải quyết TTHC theo cơ chế MC, MCLT trong phạm vị cả nước đã được định hướng “Rà soát, điều chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của chính quyền địa phương, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp; tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình trung tâm phục vụ hành chính công, cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cấp” tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Hiện nay, Văn phòng Chính phủ đã dự thảo Nghị định về thực hiện cơ chế MC, MCLT tại các cơ quan hành chính nhà nước thay thế Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 23/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ, theo dự thảo Nghị định có quy định về mô hình tổ chức, hoạt động của Trung tâm HCC trong thực hiện cơ chế MC, MCLT thống nhất trên cả nước.

Trên cơ sở Nghị quyết của Trương ương, Nghị định của Chính phủ Trung tâm HCC trong thực hiện cơ chế MC, MCLT tại các cơ quan hành chính nhà nước, vì thế Đồng Tháp cần đẩy mạnh hơn nữa thực hiện CCHC nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng theo hướng hoàn thiện mô hình Trung tâm HCC trong thực hiện cơ chế MC, MCLT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực tiễn tại trung tâm hành chính công tỉnh đồng tháp (Trang 82 - 84)