Sự phối hợp giữa các cơ quan trong giải quyết TTHC theo cơ chế một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực tiễn tại trung tâm hành chính công tỉnh đồng tháp (Trang 41 - 42)

một cửa liên thông tại Trung tâm HCC cấp tỉnh

1.5.1. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa liên thông chế một cửa liên thông

Thủ tục hành chính thực hiện liên thông là các thủ tục có liên quan đến nhau, người dân phải thực hiện thủ tục này rồi đến thủ tục kia mới đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hoặc thực hiện các hoạt động có liên quan. Nếu trước đây người dân phải đi lại nhiều cơ quan để lần lượt thực hiện từng TTHC thì việc liên thông trong giải quyết TTHC sẽ giúp cho người dân không phải tốn công sức đi lại nhiều cơ quan, nhiều lần mà việc thực hiện đó sẽ tập trung tại một cơ quan đầu mối và sẽ luân chuyển kết quả đến cơ quan khác giải quyết.

Quy trình giải quyết TTHC liên thông có liên quan từ 02 cơ quan trở lên nên việc phối hợp này rất quan trọng, đòi hỏi phải thật chặt chẽ để kết quả giải quyết của cơ quan này là cơ sở là chuỗi giải quyết tiếp theo cho cơ quan khác. Cơ quan đầu mối chủ trì tiếp nhận TTHC của cơ quan mình và hồ sơ TTHC của cơ quan khác trong chuỗi TTHC có liên quan nên đòi hỏi sự chính xác cao, thời gian phân định phù hợp, rõ ràng, cụ thể. Trách nhiệm của từng bộ phận có liên

quan trong luân chuyển hồ sơ, nếu trong quá trình phối hợp giải quyết không chặt chẽ, phối hợp lỏng lẻo sẽ làm trễ hạn hồ sơ, việc trễ của cơ quan này sẽ kéo theo trễ của cơ quan khác. Nhất là khi đã thực hiện tập trung giải quyết TTHC tại Trung tâm HCC thì việc phối hợp giữa các cơ quan là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp trong khâu nhận hồ sơ, luân chuyển hồ sơ và kết quả giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực tiễn tại trung tâm hành chính công tỉnh đồng tháp (Trang 41 - 42)