Nguyễn Ngọc Tư: Cây bút đa dạng về thể loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 25 - 27)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.2 Nguyễn Ngọc Tư: Cây bút đa dạng về thể loại

Bằng năng khiếu văn chương, sự thông minh vốn có cùng việc tự trang bị kiến thức từ việc đọc, trải nghiệm cuộc sống, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo ra được tiếng nói riêng cho tác phẩm của mình. Lời văn của chị như lời thủ thỉ tâm sự, giãi bày chân tình. Chính vì vậy, văn của chị đến với bạn đọc một cách tự nhiên, gần gũi làm nên sức sống mạnh mẽ, bền bỉ.

Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu tìm tòi, trải nghiệm sáng tác bằng truyện ngắn với tập truyện Đổi thay (1996). Kế tiếp là trình làng tập truyện ngắn Ngọn

đèn không tắt – Giải nhất “Văn học tuổi 20” năm 2000. Nguyễn Ngọc Tư đã

giới thiệu các tập truyện: Biển người mênh mông (2003), Giao thừa (2003),

Nước chảy mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh

đồng bất tận (2005). Ngoài ra, truyện ngắn của chị còn được in trên báo chí

cả nước và được đăng tải thường xuyên trên trang web Viet-studies của Trần Hữu Dũng. Truyện ngắn chính là bức tranh đời sống và tâm hồn con người Nam Bộ, nơi chị chứng tỏ được khả năng bao quát và phát hiện những góc khuất, điều tưởng như đơn giản nhỏ nhặt nhưng lại có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống con người nơi đây. Đặc biệt điều đáng quý nhất làm nên nét đặc sắc trong truyện ngắn chính là việc chị đã thể hiện được cá tính và bản lĩnh Nam Bộ trong sáng tác. Nguyễn Ngọc Tư - một số ít nhà văn trẻ giữ gìn và tiếp nối được hồn văn Nam Bộ của các nhà văn của thế kỉ XX. Đó là một điều đáng quý đáng được trân trọng. Tuy nhiên chính điều này làm nên hạn chế trong việc cách tân truyện ngắn. Ở Nguyễn Ngọc Tư viết là một sự chuộng

ý truyện hơn cốt truyện. Quan niểm này giống với quan niệm viết của Bình Nguyên Lộc: “Những yếu tố tôi thai nghén rồi viết thành tác phẩm không phải là cốt truyện mà là ý truyện. Cho nên tôi ít chú ý đến những câu truyện ly kỳ

gay cấn mà chỉ nắm lấy những ý tưởng ngộ nghĩnh trong những sự kiện” [47].

Tiếp theo, Nguyễn Ngọc Tư đã đánh dấu hành trình sáng tạo bằng những tập tản văn, tạp bút. Với cuốn tạp văn đầu tiên mang tên Tạp văn

Nguyễn Ngọc Tư được trình làng cuối tháng 12 năm 2005 là một sự khởi

đầu cho một thể loại mới mà chị muốn thử sức. Hơn ba mươi tạp văn được tác giả giới thiệu mang lại những tình cảm thấm đẫm của con người và mảnh đất Cà Mau. Được sự ủng hộ chân thành của độc giả, chị lại tiếp tục cho ra những tập tản văn mới như Ngày mai của những ngày mai, Sống

chậm thời @ (in chung với Lê Thiếu Nhơn – 2007), tạp bút Biển của mỗi

người (2008), Yêu người ngóng núi (2010), Gáy người thì lạnh (2014) và

gần đây nhất là tập tản văn Đong tấm lòng (2015). Ban đầu, tản văn xuất phát ở tình yêu quê hương Nam Bộ và kết thúc mỗi tản văn vẫn là câu chuyện tình còn dang dở của chị với mảnh đất quê hương. Nhưng đến những tản văn sau này, chị mở rộng phạm vi đề tài sáng tác với cái nhìn sắc nét đầy chiêm nghiệm hơn về cuộc đời.

Tiếp nối hành trình sáng tác đầy nhọc nhằn nhưng cái ngọt văn chương đã ngấm vào chị và ươm mầm cho thể loại mới đó là thơ. Ở trường hợp Nguyễn Ngọc Tư, cây bút đã làm nên tên tuổi ở địa hạt truyện ngắn thì cũng là một điều đáng được nói khi chị cho ra đời những sáng tác thơ. Chấm là tập thơ đầu tay được giới phê bình đánh giá cao. Nguyễn Ngọc Tư viết không hề đề cao hay đặt nặng vấn đề nghệ thuật trong thơ, chị viết theo vô thức và đã thành công khi chạm vào được vô thức của độc giả. Một Nguyễn Ngọc Tư run rẩy, tình cảm trào dâng mạnh mẽ trong thơ với nhiều hình ảnh giàu liên tưởng được lồng ghép vào những suy nghĩ, trăn trở sâu sắc và độc đáo:

Một tế bào tách khẽ Da thịt trẻ thật căng

Chúng thì thầm ta lớn lên bằng chia cắt

Rắn gửi lại tấm da khô những giấc huy hoàng”

Hay:

Lục bình vừa trôi vừa tàn Lá đa vừa rã vừa rơi

Vừa đến họ vừa rời cõi tạm.

Chấm là những tháng ngày rong ruổi trên mảnh đất lạ, đã cho nhà văn cảm xúc mới hoang thai, nỗi niềm tuôn trào lên ngòi bút để con chữ rưng rưng mang cảm xúc chính bản thân mình. Thơ - địa hạt mới được chị chinh phục một cách ngoạn mục.

Xuất hiện trên văn đàn một cách đầy ấn tượng với lối viết giản dị, chân chất cùng hương vị mặn mòi của vùng sông nước chị đã đạt những thành tựu nhất định. Dù ở bất cứ thể loại văn học nào, Nguyễn Ngọc Tư cũng đã đặt được nền móng vững trãi đầy màu sắc mang tên mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)