Tâm hồn nhạy cảm với các vấn đề của đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 56 - 59)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.2 Tâm hồn nhạy cảm với các vấn đề của đời sống

Nguyễn Ngọc Tư là nữ nhà văn có phong cách riêng, phong cách của chị được xây dựng và bắt nguồn từ cá tính và vốn sống độc đáo. Nghề văn lấy cảm xúc từ việc đi nhiều, thấy nhiều. Nhưng thấy nhiều thôi chưa đủ, bản thân chị phải có tâm hồn để có thể nhìn ra điều mà người xung quanh vô tình bỏ qua. Nhiều người thấy nhưng vẫn thờ ơ đi qua còn chị nhìn ngắm thật cẩn thận, tỉ mỉ để học tập và đúc kết thành vốn sống. Mọi hiểu biết sẽ trở thành nguồn cung

cấp đề tài cùng với tài năng sẽ cho ra những tác phẩm hay. Với cách viết tự nhiên, thoải mái, người đọc không khỏi bị cuốn hút và thích thú với các sáng tác của chị.

Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn nữ trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề nhưng đã chinh phục được hoàn toàn trái tim độc giả bao thế hệ với độ tuổi. Cùng sự nhạy cảm của một người phụ nữ, một nhà văn, chị có những phát hiện rất mới, còn vấn đề tưởng chừng đã cũ khó có thể viết được nữa lại được giải quyết rất nhẹ nhàng bằng sự khui mở và cách tiếp cận dưới một góc nhìn khác. Dưới góc nhìn của một tâm hồn nhậy cảm trước mọi góc khuất, con người luôn bâng khuâng, trăn trở trước các vấn đề của đời sống.

Câu chuyện về Má, con và…, hai biểu tượng máy tính đại diện cho cái mới và người mẹ già đại diện cho cái cũ trong cuộc sống ngày nay:

Má không biết viết blog nhưng nấu ăn rất ngon. Nhưng tôi quên. Má, như những người già khác, đôi lúc cũng buồn tênh trong ý nghĩ mình đang sống thừa, tàn lụi không tăm tích. Nhưng giờ tôi biết má cũng buồn, bởi nhiều lúc tôi bỏ bà một mình ở nơi cũ, thời gian cũ đề

một mình tôi đi vào thế giới ảo đầy quyến rũ [39, tr.38-39].

Sự thay đổi trong cách nhìn nhận giữa cái mới và cái cũ, má không biết đến vi tính nhưng hơn hết lại là người mang lại những điều thiết thực, đó là bữa ăn ngon cho gia đình. Đứa con trong tương quan với cái mới có cách giải quyết vấn đề không được thấu đáo đã vô tình với mẹ, sao nhãng để mẹ trong nỗi buồn hưu quạnh, còn bản thân mình thì bước đi trong thế giới riêng, góp phần tạo ra những anh hùng bàn phím:

Một phần ý nghĩa của mối quan hệ già trẻ (hay má – con) là cho – nhận, dạy – học…nhưng giá trị đó đang ít nhiều thay đổi. Sự mất mát rất từ tốn không nhận biết ngay được, cho đến khi đủ lớn và sâu, người ta mới giật mình nói bằng ngón tay nhiều hơn bằng miệng, nhìn màn hình máy tính hay điện thoại nhiều hơn nhìn người

Theo sự nhìn nhận của tác giả thì thời đại công nghệ, chiếc máy tính mở ra quá nhiều sự lựa chọn, để con người tìm kiếm miền đất hứa trong thế giới ảo mang tên internet. Con người sẵn sàng bỏ quên và đạp đổ truyền thống để phải đối diện với vô số rạn nứt, một trong số đó là lãng quên cái đang hiện hữu là người mẹ cùng giá trị về tình cảm và văn hóa vượt thời gian.

Sự nhạy cảm của chị vượt qua mọi vấn đề to tát thời sự của cuộc sống muôn màu vạn trạng. Nó len lỏi vào từng tấc đất, từng con phố nhỏ với cuộc sống mưu sinh hàng ngày. Con người bận rộn lướt qua nhau mà không còn nhớ gì. Nhưng một chiều nọ họ vô tình chạm mặt và thầm hỏi về người đã từng gặp không thể quên mà cũng chưa kịp nhớ. Những người gắn bó cuộc đời với nghiệp lúa cùng tâm sự của cả một ngày xưa như ùa về trong tâm tưởng. Hình ảnh cây lúa gắn chặt với con người nơi đây. Tất cả được chị quan sát tỉ mỉ, in sâu vào tâm hồn, thân thuộc gần gũi lắm: “Mấy anh khuân

vác đen trũi, bụng ướt mồ hôi nghiến chân lên dốc gỗ đổ lúa vào thùng” và

Lâu lâu gió thổi những xoáy bụi cám bay lên. Bụi rất thơm” [39, tr.84], hay

Tôi hay ngồi vắt vẻo trên những bao lúa, cắn gạo sống lóc cóc, nhấm nháp

cái vị béo ngậy bùi bùi của nó” và nhớ nhất “Nhắc cái nhà máy cũ, dì cười,

trời, con nhỏ hay ngồi kẹp hột lúa nhổ tóc ngứa cho tao hồi đó” [39, tr.85].

Hình ảnh của ngày xưa gắn liền với đồng ruộng tạo nên một nét đẹp khó quên. Chính vì vậy, người nông dân cũng thương mặn mà hạt lúa, hạt gạo nên hứa bán cho nhà nào là y như rằng sẽ chung thủy tận cùng. Còn người hàng xáo không bớt thêm một đồng, bởi hạt gạo nó quý lắm. Không ai bán cái tình, bán giọt mồ hôi của mình mà chen chúc xô đẩy hay kì kèo trả giá, bởi hạt gạo quá linh thiêng. Người ta cố giữ chúng trong lành. Không như bây giờ khi những cách đồng tràn ngập màu vàng của lúa gạo trở thành cánh đồng trắng của tôm, người dân phá đập để dẫn nước mặn vào đồng.

Cây lúa giờ đây bị hắt hủi, người nông dân quen với cây lúa cũng buồn theo. Nguyễn Ngọc Tư thấy được điều đó. Chị càng buồn hơn vì số phận những người gắn cuộc đời mình với cây lúa cũng bị hắt hủi, niềm trăn trở về một nền văn hóa làm nên lịch sử dân tộc - “văn minh lúa nước” dần mất đi. Con người chỉ còn đeo đuổi cái mang lại lợi ích kinh tế cao như nuôi tôm mà gần như “phụ bạc” cây lúa. Điều này không phải ai cũng nhìn ra vì họ bị cuốn theo xu thế xã hội. Những người quen việc làm với cây lúa giờ phải từ nghề để làm việc khác, họ đong đầy nhớ về những điều xưa cũ. Nhưng không ai cũng ý thức được sự mai một của cái thuộc về văn hóa dân tộc như Nguyễn Ngọc Tư. Chị gửi gắm ưu tư về bản sắc văn hóa, về những điều thuộc về giá trị truyền thống đang bị lợi ích khác đe dọa.

Các vấn đề muôn hình muôn vẻ mà ai cũng bận rộn để lo cho cuộc sống, sự ngọt ngào, tinh tế, nhạy cảm dần bị “tuyệt chủng” vì không ai cần đến chúng cho cuộc mưu sinh. Những bộn bề dần hủy diệt tâm hồn mơ mộng mà chỉ trả lại cho cuộc đời những chai sạn thô kệch, nên cần lắm một tâm hồn còn biết đau nỗi đau con người. Nhìn được điều đó, Nguyễn Ngọc Tư đã để lại chút tình, chút vấn vương, một tấm lòng thương đời đau đời, một sự đáng quý, đáng trân trong của cuộc sống. Qua những sáng tác của mình, chúng ta phần nào thấy được sự rung động thật sự của Nguyễn Ngọc Tư trước các vấn đề của đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)