Cảm hứng hướng về quê hương nguồn cội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 39 - 47)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2 Cảm hứng hướng về quê hương nguồn cội

Quê hương là một trong những đề tài trung tâm của văn học. Đề tài quê hương bắt nguồn từ tình cảm tự nhiên nhất, sâu sắc nhất của cư dân ngàn đời gắn bó với mảnh đất cha ông. Yêu cái nơi họ sinh ra, yêu cái nơi chôn nhau cắt rốn, yêu mảnh đất dạy ta những bước đi chập chững đầu đời và yêu mảnh đất ta nằm xuống khi nhắm mắt xuôi tay. Cảnh quê và tình quê cũng là cảm hứng chủ đạo quan trọng cho sáng tác văn học. Cảm hứng về quê hương xứ sở được gợi lên với biết bao tình cảm rất sâu sắc chế ngự tâm hồn con người. Nhà thơ Đồng Đức Bốn luôn nghĩ về một miền quê vẹn nguyên các giá trị cổ truyền. Quê hương của nhà thơ đượm chất đồng quê cùng âm thanh của làng quê giản dị thân thuộc làm nên hình bóng quê nhà qua đôi ba dòng lục bát: “Bao nhiêu là

thứ bùa mê/ Cũng không bằng được nhà quê của mình(Gửi Tân Cương).

quê hương cũng là cái nôi truyền cho họ cảm hứng cho sáng tác nghệ thuật. Xuất hiện trên văn đàn một cách đầy ấn tượng với hương vị mặn mòi của ruộng đồng miền Nam, nữ tác giả Nguyễn Ngọc Tư ngay lập tức đã làm cho người đọc phải ngỡ ngàng và cuốn hút họ vào vùng văn học – văn hóa Nam Bộ. Nguyễn Ngọc Tư được người đọc biết đến với những tác phẩm truyện ngắn bằng một giọng văn phóng khoáng, trữ tình, đậm chất Nam Bộ. Tuy nhiên, trên mảnh đất tản văn, chúng ta vẫn bắt gặp một Nguyễn Ngọc Tư hồn hậu, đằm thắm với những câu chuyện chất chứa ưu tư của một người con tựa vào hồn quê mà sống, để làm nguồn cảm hứng sáng tác.

Mảnh đất Cà Mau đã sinh ra và nuôi dưỡng chị - vùng đất kết thúc của hành trình Nam tiến với một thời đấu tranh oanh liệt, cùng quá trình khai hoang mở cõi đã hình thành nét văn hóa cộng cư đặc sắc của bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Tất cả khiến chị vô cùng tự hào và thêm yêu quê hương. Chính điều đó đã gắn chị với cái tên làm nên thương hiệu riêng “Đặc sản miền Nam” mà cụ thể hơn là quê hương Cà Mau. Nỗi nhớ được gợi lên như hòn than chưa từng một lần ngơi thôi cháy, cho đến khi chị gặp ngọn lửa khác thổi bùng lên ngọn lửa nhung nhớ quê nhà Của nhớ và xa:Tôi nhớ Cà Mau quá trời đất, chị có gì khiến tôi đỡ nhớ không, một bài viết, hay tấm hình

con đường nào ở đó cũng được…” [40, tr.113]. Niềm nhớ chưa bao giờ nguôi

ấy được dồn nén từ những ngày đầu, nhớ: “Cà Mau của những năm tám mươi, đường xá nội ô lổn nhổn ổ gà, mù bụi? Cầu Quay đã ngừng quay, cầu sắt Phán Tề đông người là run lẩy bẩy, qua sông Gành Hào thấy bóng mình

dưới đó cũng run. Sân vận động cũ mèm, nhiều chỗ sơn phết tèm lem…” và

Trong hội chợ, mùi chiến tranh còn nồng, bởi những gian trưng bày súng

ống, những bài ca chiến đấu phát ra từ mấy cái loa phóng thanh khàn…” [40,

tr.114]. Hay: “Cũng có thể bạn nhớ một Cà Mau cũ hơn, một Cà Mau bom

Ma với sự thay đổi bởi thời gian của những năm về sau: “những kinh rạch đã từng chảy thong dong, mát trong đã từng chảy giữa lòng đô thị bây giờ nằm dưới dãy phố nào. Cái gọi là dấu vết của chúng không hơn cái cống nước thải, nưới tối om chảy hòa vào những con sông cắt dọc ngang thành phố

mênh mang rác” [40, tr.116]. Viết về Cà Mau của một thời với những đổi

thay, nhưng không phải vì thế mà tình yêu của chị dành cho mảnh đất này không còn vẹn nguyên. Chị cũng biết một Cà Mau hiền hòa với những điều bình dị mang nét riêng sau quãng thời gian náo nhiệt thực hiện cuộc chạy đua của thành thị. Nhà văn bình yên cảm nhận điều đang diễn ra với món ăn quen thuộc về quê hương:

Cà Mau có món bún nước lèo ngon lạ…Vị mắm U Minh mặn mà, trong tô bún chỉ tịnh mấy miếng cá lóc trắng bong, hay chục con tôm đất lột vỏ đỏ au cạnh mớ ớt băm cay xé…Mùi mắm sẽ phảng phất theo bạn hoài, ám ảnh bạn cho đến khi bạn…rửa sạch bộ râu, mùi mắm bò hóc của người Khmer. Cà Mau còn một món tôm khô làm quà nịnh…dùng để nhậu lai rai là hết sảy, nổi tiếng ngọt thịt, vừa

miệng [40, tr.118] hay mùi thuốc bắc lưu cửu quen thuộc phảng phất

từ mấy tiệm thuốc của người Hoa [41, tr.120].

Nỗi niềm nhớ quê được chị nói lên không phụ thuộc vào thời gian xa quê dài hay ngắn, “nhan sắc” của quê hương hay sự đổi thay của nó, mà đơn giản nhớ là nhớ, yêu là yêu. Đôi khi ở trên chính quê hương mà giữ trọn vẹn hình ảnh quê hương của ngày xưa, của cả hiện tại và truyền tình quê cho những người xa xứ. Nói như vậy thì mọi thành phố, mọi quê hương đều được người ta yêu theo cách ấy, bình dị đến lạ.

Vẫn là đề tài về cội nguồn xứ sở, Nguyễn Ngọc Tư đã thổ lộ trong bài viết Mùa mặn, chị yêu quê nên muốn gìn giữ tất cả mọi thứ thuộc về quê hương. Nhà văn trăn trở về chuyện giữ đất, giữ tài nguyên thiên nhiên, môi

trường sống cho mai sau. Cà Mau – vùng đất cuối của hành trình Nam Tiến với mùa gió chướng và những con nước mặn xâm lấn vào đất liền. Cơn xâm lấn ấy ồ ạt kéo vào một cách nhanh chóng, hung tợn: “Biển như đứa trẻ đói, sau cái hồi liếm láp rìa bánh đất liền như dè sẻn, nâng niu, giờ

thực sự ngoặm sâu, cắn miếng nào đáng miếng đó” [41, tr.139]. Nhưng vẫn

chưa đủ mạnh để cảnh báo dòng chảy hối hả của nhịp sống hiện đại này. Con người hiện đại của thời kì hội nhập dần quên đi mối nguy nan cấp thiết của biển lấn, mà chỉ lo cho cuộc sống hiện tại, vun đắp cho bản thân, tích lũy vàng, tích trữ tiền để dễ bề di chuyển khi có họa xảy ra. Cuộc đua kim tiền vụ lợi làm họ quên đi lịch sử mảnh đất họ đang sinh sống được hình thành bằng mồ hôi, công sức, máu, nước mắt và cả thân xác cha ông đã ngã xuống trộn vào bùn đất nuôi sống con cháu, hình hài đất mang tên cha ông. Vô tình họ quên luôn cả dòng dõi, tổ tông mình. Lập đất, giữ đất, làm nhà, ổn định cuộc sống vốn dĩ là điều mọi người hướng tới giờ đây lại quá xa vời trong xã hội ngày nay. Để lại sau lưng tất cả sự nuối tiếc, tình yêu cho con cháu. Quê mình giờ đây “thèm” sự giản dị như những điều cha ông lúc trẻ từng trải qua: “Những mường tượng cái cảnh con cháu sống đời nổi nênh trên ghe, thèm bóng mát một cái cây, thèm nhìn thấy một vạt sân đầy hoa mồng gà và hoa nhài ngày tết, thèm trồng tưới luống rau, thèm mảnh

đất để trẻ nít chạy cho đỡ tù chân” [41, tr.141]. Câu chuyện kết thúc trong

tiếc nuối và ngẹn ngào, phải chi ngày ấy: “tụi mình đừng có phẩy tay tặc

lưỡi cho qua. Thì giờ đây, quê hương còn đó, đất chở nặng phù xa, nước

vẫn mặn mà in sâu vào lòng người.

Cảm xúc hướng về quê hương nguồn cội còn là câu chuyện về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Khmer được chị nhắc nhở một cách kín đáo ý nhị trong tản văn Mấy cụm khói rời. Một nền văn hóa đã đi đâu trong sự đưa đẩy tưởng như đã ăn mòn văn hóa cha ông. Trong trí nhớ: “Ở miền kí

ức, không khí lễ hội chưa cạn đến đáy lại đầy, mỗi năm có đến vài ba cái tết. Nhưng biết đâu họ không nghĩ gì hết, quá khứ thì xa xôi, tương lai thì chẳng

có gì để nghĩ về” [41, tr.10]. Còn lại gì sau chuyến đi dài mang hơi thở của cả

làng quê văn hóa cho cuôc sống mưu sinh chẳng mang gì về ngoài sự nuối tiếc về những điều đã qua. Văn hóa một thời để nhớ để tự hào kia giờ tàn phai như nhan sắc của cô gái Khmer già cỗi mong chờ tình yêu không còn nữa. Chính sự vô vọng, nỗi buồn đã làm tàn phai tuổi thanh xuân và làm mất đi truyền thống văn hóa phật giáo: “tết Chol Chnam Thmay kỳ rồi sân chùa không càn ai múa Lâm Thôn. Trên vách phòng lục treo cái ảnh một tăng đoàn

bưng y bát đi trên cách đồng xanh rì” [41, tr.11] hay “Những cư dân mới tới

không phải tín đồ Phật giáo tiểu thừa nên thờ ơ ngồi giũa móng tay khi y bát

đi qua” [41, tr.11]. Xóm người Khmer cũng đã chuyển đi hết chỉ còn lại một

cụm nhỏ sống xung quanh chùa. Người ra đi không an vui gì, vì quen cái nếp sống cộng đồng với bà con mình, người ở lại thờ ơ chờ đợi ngày qua ngày. Cuộc sống hiện đại “biến” họ thành chủ sở hữu những mảnh đất mới. Đó là chính sách đổi mới để dồn dân vào những khu tái định cư với nhà xây, đèn điện. Nhưng cuộc sống ấy họ không quen, mà hơn thế trở nên lạ lẫm vô cùng, chỉ còn những vệt khói nhỏ bay lên le lói trong những ánh sáng bếp gas. Kết thúc tản văn chị chỉ để lại một câu nói khiến bao người phải suy ngẫm khá lâu và dường như tạo ra hình ảnh đầy sức gợi: “Rốt cuộc thì làm gì còn bầu trời

nào khác cho con chim đã bị lấy đi bầu trời” [41, tr.12].

Đi hết vùng đất Cà Mau thân yêu, chị cũng dành tình cảm cho những người con xa quê sau cuộc di cư vì miếng cơm manh áo, dời chuyển vì cuộc sống. Đó là tâm sự của chị trong Nước cũ mưa nguồn. Dù cho cuộc sống mưu sinh vẫn là gánh nặng trên vai, nhưng chưa bao giờ cảm xúc thương nhớ một vùng quê nguôi ngoai trong họ. Nỗi nhớ quê, niềm tự hào về quê hương cùng những kỉ niệm thân yêu nuôi sống tâm hồn con người, cho họ niềm tin và động

lực cho cuộc sống mưu sinh. Họ kể lại một cách xúc động về vùng quê thân yêu: “Chỉ biết cái quê xứ xa xôi ấy đã phập phù trên môi của những người cha trên cuộc chuyện trò nơi cánh võng đưa cọt kẹt lúc nửa đêm, trên mảnh ruộng vừa được khai phá, hay trong những lời trăn trối cuối cùng. “Ông bà mình ra

đi từ đó, nhớ!”. Họ dặn dò những đứa con” [41, tr.21].

Đằng sau tháng ngày tha hương họ lại trở về đúng với những gì mình có, đi xa tới mức nào, lăn lộn với cuộc đời nhưng cho đến ngày cuối đời vẫn không thôi nguôi nhung nhớ một vùng quê. Đứa con của quê cha đất tổ chỉ muốn quay về khóc với mảnh đất quê hương như một đứa trẻ: “Giờ cái thời gian dư dả của tuổi già này lại là thứ thời gian sắp cạn, ông già quay lại để lục lọi từng tấc đất của cái chấm nhỏ nhoi trên bản đồ kia, mong tìm lại vài nhánh họ hàng

xa vời, thắp nhang lên những nấm mộ tổ tiên.” [41, tr.22]. Người con xa quê

đang cố gắng kể lại những gì thuộc về vùng quê nghèo nhưng độc đáo và họ yêu chính cái bình dị thế thôi.

Sau cái tên, cái họ, cách phát âm của một con người là cả cuộc đời, thân phận của một làng quê, của những người trong công cuộc khai hoang, di cư. Chưa bao giờ dòng máu quê hương nhạt bớt tình yêu và nỗi nhớ. Đến cuối tản văn, câu kết thay tâm tư để nói lên tất cả: “Cái dòng máu bạt mạng giang hồ của những người đã từng sẵn sàng bỏ lại hết: quê xứ, chùa chiền, mồ mả người thân, dấn thân vào những vùng đất mịt mờ, dòng máu ấy truyền mấy chục đời

vẫn chưa lợt lạt bao nhiêu” [41, tr.25]. Tình yêu quê giúp mỗi người con xa xứ

nhung nhớ về những điều đã qua, cố gắng làm tốt để sống đúng nghĩa là mình trong cuộc mưu sinh và gìn giữ những điều thuộc về gốc rễ cội nguồn – nét đẹp giản dị, hồn hậu.

Trong những tản văn của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã dành không ít trang văn cho mảnh đất cội nguồn. Không ai là không có quê hương và không nhớ, yêu quê hương mình ngay cả khi họ đang sống trên quê. Cách

viết của chị luôn chan chứa tình cảm và tràn đầy những ưu tư về một vùng quê. Mỗi câu văn đều thấm đượm hồn cốt quê hương, đều nghe hơi bùn, vị mặn mòi của biển của giọt nước mắt đang chảy vào trong cho kiếp người lưu lạc nơi viễn xứ và cho cả những con người trên mảnh đất quê nhà. Tin và yêu quê là cảm xúc chủ đạo chị dành cho mảnh đất mình đang sống và dành nó như là món quà tặng cho những người xa quê. Một món quà đặc biệt làm ấm lòng bao con người đang run rủi cho cuộc sống gió bão ngoài đời. Chị yêu mảnh đất chị sinh ra và yêu cả những con người miền Tây.

Tính cách con người được hình thành từ nhiều điều kiện khác nhau, nhưng có thể nói môi trường văn hóa là yếu tố tác động mạnh nhất. Môi trường văn hóa của vùng đất Nam Bộ được tạo nên từ yếu tố địa lý, thiên nhiên ưu đãi với các thửa ruộng nặng phù sa, những con sông đầy tôm cá…Người Nam Bộ có phong cách, nếp sống, lời ăn tiếng nói và suy nghĩ riêng thể hiện sự khoáng đạt, sởi lởi, thẳng thắn …đậm hơn những vùng đất khác trên tất cả mọi phương diện của đời sống. Mảnh đất miền Tây nổi tiếng với những người chịu chơi, được truyền lại cho con cháu qua hình ảnh “Hai Võ” ở Láng Gáo trong Người nơi biên giới: “đúng dân miền Tây thứ thiệt,

nhiệt tình đến mức khách thấy không nỡ ra về” [39, tr.131]. Hai Võ chịu chơi

thể hiện ân tình, hiếu khách của dân miền Tây “Khách ăn thì còn”. Hai Võ sẵn sàng: “rượt bắt con gà mái đẻ cuối cùng trong bầy để hầm sả đãi khách,

hay làm thịt con Lá – con heo cuối cùng của nhà khi có khách đến. Người vợ sẵn lòng: “Chồng kéo khách về nhà, dù nửa đêm, vợ vẫn vui vẻ đốt lửa nướng cá khô. Chưa bao giờ trong nhà cạn thứ rượu thơm dịu bà tự nấu. Chồng biểu làm gà bà trói gà, kêu làm cá thì te te đi lưới cá. Bữa tụi nhỏ khóc la con Lá

quá, bà mẹ kêu ra vườn mà khóc, đừng để khách nghe, họ buồn” [41, tr.133-

134]. Người đàn bà hiếu khách làm đồ ăn ngon đãi khách xong còn bản thân mình “bà để nguyên mình ướt sau khi kéo cá dưới ao đãi khách của chồng,

bưng tô cơm nguội ăn với muối tiêu. Nét đẹp văn hóa ấy còn được truyền dạy cho những đứa con “sẵn sàng ăn cơm với kho quẹt nhường vịt luộc phay

cho khách như thường. Sự chịu chơi này để lại ân tình, tình nghĩa, vậy nên

bao năm đi qua ai cứ nhắc đến địa danh này thì không thể không nhớ đến Hai Võ. Khi chỉ còn là nấm mồ xanh cỏ nhưng ân tình cái thủa “khách ăn thì còn” để lại cho đời sau. Tình nghĩa của thời khốn khó được đáp trả cho những người xứng đáng.

Cái chất chịu chơi, hiếu khách ấy không chỉ có trong gia đình Hai Võ mà còn được nuôi dưỡng trong dòng máu tất cả những người miền Tây. Họ hiếu khách, khiến người đến không muốn về còn người nghe thấy thì muốn đến miền Tây một lần cho biết dân “công tử miệt vườn”:

Bữa ấy anh chủ nhà nói lo khỉ gì, tới đâu hay tới đó, cứ nhậu cho đã đời. Mâm cơm bày ra rồi, dường như ở nhà có bao nhiêu thức ăn đều đã vét hết ra đãi khách. Sơ giao mà chủ nồng hậu hồ hởi đến nỗi tôi nghĩ nếu nhà hết củi nấu cơm, chắc họ rút cây ven vách ra chụm luôn. Người bản xứ nổi tiếng hào phóng chịu chơi, nếu cần sẵn sàng xúc lúa giống cho láng giềng mượn ăn cho mùa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)