Cảm hứng hoài niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 47 - 52)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.3 Cảm hứng hoài niệm

Cuộc đời là một chuyến đi dài, mà con người luôn tự dằn vặt với ba thời điểm “quá khứ - hiện tại - tương lai”. Hiện tại là món quà của quá khứ, nên không thể phủ nhận quá khứ, bởi không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, con người phải có điểm nhìn thật đúng đắn với quá khứ. Đứng từ phía quá khứ để nhìn nhận, hồi tưởng, suy ngẫm và hoài niệm về những điều đã qua. Làm sao mà không nhớ và nuối tiếc ngày xưa tươi đẹp, tài sản đã từng là của mình bỗng dưng biến mất qua kẽ tay như làn gió mà không thể trở về và níu giữ. Một đề tài được tản văn chú ý khai thác đó chính là viết về những điều đã qua trong quá khứ. Nguyễn Ngọc Tư là một tác giả như vậy, khi chị luôn trăn trở, nuối tiếc về một ngày xưa như thế.

Trong kí ức của mình, Nguyễn Ngọc Tư không thôi nhớ về những chuyện xảy ra xung quanh mình. Trong Buổi chợ đầu đời với hình ảnh hai bà cháu đi chợ bằng xuồng: “Có người bưng gàu nước ngồi chồm hổm bên thềm rửa mặt. Có trẻ con cởi truồng tắm sáng. Có ông già chống gậy ra cửa sau tựa vào cây gậy ngó mông lung. Cá khô xỏ xâu phơi trên sào quần áo, những giẻ lau đủ màu sắc giắt gần đó, phơ phất như đuổi chim trên ruộng. Những xô

chậu, những lu khạp, những cái xõng treo xiên xẹo. Đằng lưng của chợ nhìn

thân thiện với người quê” [41, tr.38]. Những hình ảnh giản dị đi vào vùng nhớ

của đứa trẻ lần đầu đi chợ cùng bà. Điều nhìn thấy đầu tiên sẽ mãi là miền kí sâu sắc nhất. Đó là món hàng được mang ra bán buôn với sự định giá của người mua, giá trị món hàng nằm ở xuất thân “khoai mì và bột ngọt” và tô hũ tiếu đầu đời nó ăn có giá bằng “nửa cà vung trầu”. Trăm năm trong đôi bờ thương nhớ, chị nhớ một vùng quê sông nước với phiên chợ nổi trên sông mua bán đôi ba món quà quê nhà tự làm bằng tay. Người bà chống chèo nuôi cả gia đình. Buổi chợ ấy không đơn giản chỉ có sự bán mua món quà quê, đồ dùng thường nhật mà buổi chợ cùng bà bán cho đứa trẻ bài học về cuộc sống, bán cho nó ước mơ thay đổi hiện tại. Không đơn giản buổi chợ ấy làm cho đứa trẻ nhớ mãi đến khi nó bằng tuổi người bà dẫn nó đi chợ mà vẫn chưa nguôi nỗi nhớ với dư vị tô hũ tiếu đầu đời:

Buổi chợ đầu đời mãi mãi ám ảnh con nhỏ, hai mươi tám năm sau khi nó ngồi nhớ lại, vẫn thấy cảnh mình đi chợ về te te lấy sách ra ngồi học, bởi không muốn lớn lên trồng trầu và rau húng lủi. Vẫn nhớ trong tô hũ tiếu đầu tiên mà mình được ăn, có dư vị trầu cay xé họng. Và đi bằng xuống chèo thì chợ của người chợ xa lắm,

rất xa [41, tr.40].

Vẫn là hoài niệm về quê hương, gia đình được chị thể hiện trong Chỗ nào

cũng nắng, hình ảnh người mẹ luôn gợi nhớ cho đứa con trai hình ảnh quê

hương bằng câu chuyện mẹ mang lên làm quà để níu giữ chút tình quê. Người mẹ thủng thẳng kể về những điều bình dị: “mùa này so đũa trổ bông” và “ngay lập tức anh nghe ngọt trong cổ họng cái vị của mật nằm sâu trong cuống bông, cái hình ảnh nửa vầng trăng cong treo chi chít trên cành, và mùi thơm của nồi

canh chua bông so đũa nấu với cá rô đồng, nêm rau tần dày lá” [41, tr.42]. Mọi

cho con chút quà quê bằng những câu chuyện gợi nhớ, gọi thương cho con mình cả một vùng quê sông nước. Mãi trong anh là niềm thương nhớ cùng những gì thuộc về mẹ đã mãi ra đi: “Trong ngôi mộ đã bắt đầu xanh cỏ của mẹ, những câu chuyện nhà quê đã từng làm bóng mát cho anh cũng hóa đất. Đốm bông gòn hiền queo đã thốc bay cuốn vào dòng loạn lạc. Anh biết không phải tại chị Hai

kể chuyện miệt vườn không hay” [41, tr.44].

Ngày xưa ấy không ồn ào náo nhiệt mà chỉ như một khúc nhạc du dương đưa mãi vào hồn người, để bất cứ lúc nào cũng có thể mang ra nhớ nhung một thủa xốn xang. Chị dành riêng một thủa nhung nhớ khoảng sân thời con nít với viên kẹo ngọt dai dẳng, với vị cay cay của món gỏi đu đủ da heo mà “Hai

mươi năm trước, với mình, đó là món ngon nhất trần đời”. Món ngon của

một thời kỉ niệm chỉ dám đứng nhìn người ta ăn, hay chỉ dám chơi nhảy dây cho mệt để uống nước, không còn thèm ăn. Nhưng sao cái mùi nước mắm, vị cay cay của ớt cứ chạy thẳng vào mũi, chạy thẳng vào tim gan cái đứa đang thèm thuồng, thèm ngay cả trong suy nghĩ thì làm sao đánh lừa được cái mũi về dư vị của cả một thời. Gỏi đu đủ mãi là món ăn mà cho đến khi trưởng thành chị vẫn không thể quên được cái giòn giòn của đu đủ, dai dai của da heo quện với vị cay cay của ớt và mặn mặn của nước mắm cứ ám ảnh thời con trẻ. “Mình giờ sắp hai thứ tóc, đã thưởng thức nhiều món ngon khác, nhưng mình không bao giờ bỏ qua gỏi đu đủ mỗi khi ngang qua. Ăn cho thời

đứng ngó, thời thương khó” [40,tr.32].

Một nhu cầu thôi thúc Nguyễn Ngọc Tư viết về những điều đã qua để thoát khỏi xã hội hiện tại đầy rẫy phức tạp trở về với ngày xưa. Nhớ về quá khứ tươi đẹp để tiếp tục sống tốt ở hiện tại. Tản văn của chị viết về quá khứ là dành cho hiện tại, nên xốn xang nhớ, ngậm ngùi thương quá khứ cũng là lẽ đương nhiên, món quà vô giá chị gửi tặng chính mình ở hiện tại và cả tương lai. Đứa con của hiện tại biết về những điều đáng quý của một thủa đã qua.

Đó là nghệ thuật của ca từ của tiếng hát: “Ca sĩ không dùng bất cứ phương tiện nào kỹ thuật nào để nương dựa, lấp liếm hay che đậy, cứ hồn nhiên như

vậy cất cao tiếng hát từ đáy lòng, thanh thoát” [39, tr.14] hay “Tô Ánh

Nguyệt năm xưa đau nỗi đau xa con chỉ cần nghẹn ngào bước từng bước run

rẩy, nắm tiền trong tay bay bời bời” [40, tr.16]. Chính sự giản dị, chân

phương của một thời làm cho âm nhạc trong trẻo, sống mãi với thời gian. Còn thời nay khi các ca sĩ đạt đến đỉnh cao của tài năng, mọi thứ quá hoàn hảo thì sự giản dị không còn, người ta làm mọi thứ để che đậy sự vụng về, chính điều đó làm mất đi sự tự nhiên mà nghệ thuật cần có và nên có. Hay chăng nghệ thuật ca hát ngày nay chỉ là những cái bắt mắt gây sự chú ý rồi phai nhanh, cố ý cho khán giả nhìn để che lấp những thiếu sót của giọng hát:

Tô Ánh Nguyệt bây giờ vừa gào thét vừa bứt xé hàng khuy áo quá sex, mệt gì

đâu” [40, tr.16]. Nguyễn Ngọc Tư phải thốt lên rằng “Sự giản dị năm xưa mãi

mãi ở lại với…năm xưa” nghệ thuật ấy khiến khán giả “mệt gì đâu” cho nên

người ta cần nghe những loại nhạc của các cô, các chú nghệ sĩ xưa, nghe “khỏe” bởi sự thoải mái, thảnh thơi.

Qua trang viết của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta không thể phủ nhận những kiến tạo từ sự hi sinh của quá khứ đã làm nên giá trị cho hiện tại:

đằng sau người con gái 21 tuổi xách cái giỏ cũ kỹ đựng khối mìn nặng

gần 10kg” và “tiếng nổ đã làm rung chuyển thị xã Cà Mau lẫn trong những

thi thể kẻ thù, có mẹ, đồng đội của mẹ và em. Kế hoạch rời đi đã gặp trục

trặc vì những sơ suất nhỏ, và họ chọn cho mình sự hi sinh” [39, tr.11]. Tuy

nhiên khi nhìn về điều đã qua không phải quá khứ của chị lúc nào cũng tràn đầy yêu thương mà hiện thực thì phũ phàng, tăm tối. Vẫn còn nhiều lắm những điều trong trẻo, thánh thiện và ngọt ngào cho đời. Đó là mảnh ghép tuy nhỏ nhưng sáng lấp lánh cả bầu trời thương nhớ. Minh chứng cho điều đó là nhan đề của tản văn, “cúi xuống vùng non xanh mát…” chính là lời

bài hát mãi vang vọng trong tác phẩm, được chị mãi ngân nga và “Cạnh quán cà phê Văn Nghệ có ông trải chiếu vỉa hè bán đồ cổ, hay mở cái băng

nhạc Trịnh Công Sơn Hát cho quê hương Việt Nam 1 thu âm năm 1969.

Khi viết về những kỉ niệm, tác giả luôn thể hiện quan niệm riêng của mình, không bắt ép người đọc một chiều quy chụp, viết tự nhiên không gượng ép nên những điều nhìn qua câu chuyện rất nhiều, giá trị của nó không kết thúc ở câu văn cuối bài cũng không kết thúc ở dấu chấm hết. Mà nó là dấu chấm lửng trong mỗi người, mãi vẫn chưa giải đáp hết. Những bạn đọc trẻ sau này có thể được cùng tiếng nói với cha ông để giải mã thêm.

Có thể thấy, tản văn Nguyễn Ngọc Tư là sự hài hòa giữa đất và người, giữa quê hương nguồn cội và những vùng đất mới, giữa quá khứ và hiện tại. Tất cả được nhà văn giải quyết rất “ngọt” không chút gượng gạo. Chính sự tự nhiên, chân thật đậm chất Nam Bộ đã tạo nên sức hút đặc biệt cho tản văn của chị. Đó chính là một đặc điểm nổi bật về phương diện nội dung trong tản văn của Nguyễn Ngọc Tư.

2.2 Trực tiếp thể hiện thái độ, cách nhìn về con người và những vấn đề xã hội

Theo chiều dài lịch sử cùng với quan niệm nghệ thuật trong sáng tác văn học có những thay đổi để phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ, nhưng văn học muôn đời vẫn coi con người là đối tượng trung tâm. Văn học lấy con người làm đối tượng của sự khám phá và sáng tạo. Con người trong hoàn cảnh cụ thể sẽ nảy sinh cách nhìn nhận đánh giá khác nhau về mối quan hệ xung quanh mình hay các vấn đề của chính con người với tư cách cá nhân cá thể hay tư cách cá nhân trong các mối quan hệ. Trong xã hội hiện đại cùng cách viết mới, các nhà văn cũng phải có cách nhìn mới mẻ phù hợp với thời đại và con người mới. Đó là cách nhìn nhận, lí giải, đánh giá về một vấn đề của đời sống cần có điểm riêng khác biệt. Từ đó càng thể hiện thái độ, ý

kiến, quan niệm riêng của nhà văn.

Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện ý kiến riêng của mình về sự vận động, phát triển của xã hội, con người trong các tản văn một cách rõ ràng vừa đi theo dòng chảy văn học hiện đại vừa thể hiện phong cách, cá tính văn học riêng của mình. Điều đó được thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về con người bằng thái độ và cách nhìn về con người và những vấn đề của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)