Sự chân thành, ý nhị đậm chất ưu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 52 - 56)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1 Sự chân thành, ý nhị đậm chất ưu tư

Nếu như tản văn của Phan Thị Vàng Anh là bản cáo trạng đanh thép về những thói hư thật xấu của con người trong xã hội hiện đại, với những số liệu cụ thể làm dẫn chứng thuyết phục, lời lẽ thẳng thắn đầy tính tranh luận mạnh mẽ hùng hồn, vạch rõ khuyết điểm, đánh giá đúng sai thì tản văn của Nguyễn Ngọc Tư lại rất nhẹ nhàng và sâu lắng, bởi văn chị là lời giãi bày, lời tâm sự chân thành, ý nhị nhưng đậm chất ưu tư.

Trong cuộc sống, điều gì níu giữ nhau, duy chì mọi mối quan hệ, ngoài lòng chân thành. Chân thành là sự nhất quán giữa suy nghĩ bên trong và cái được biểu hiện ra bên ngoài. Đó là con đường ngắn nhất để hai trái tim đến gần nhau, nhờ nó mà văn chương của Nguyễn Ngọc Tư dễ đi vào lòng người, níu giữ trái tim bạn đọc lâu dài hơn và cũng là chất liệu chính để chị kiến dựng nên các tác phẩm của mình. Hơn nữa đối với các sáng tác tản văn luôn hướng ngòi bút về con người, cho nên tất yếu sẽ phải dựa vào tình cảm chân thành làm căn bản để sáng tác tản văn.

Sự chân thành thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện hầu hết trên các phương diện. Một Nguyễn Ngọc Tư nhìn sao nói vậy, nghĩ sao viết vậy bằng những cảm xúc thật nhất. Trước khi là một nhà văn chị cũng là một người mẹ, nên cách viết của chị vừa mang tư thế của một nhà văn và hơn hết là tư thế người phụ nữ với thiên chức cao cả. Sự chân thành được biểu hiện ở sự chân thật trong suy nghĩ, cách nghĩ ở

một người phụ nữ.

Nguyễn Ngọc Tư chân thành “thú nhận” “mình là bà mẹ nửa mùa” thực thụ. Bởi trong khi những bà mẹ khác đang ngồi bên nôi đung đưa ru con vào giấc ngủ bình yên, phe phẩy cái quạt cho con ngọn gió mát từ đôi bàn tay nhỏ bé, cũng đôi bàn tay ấy đan cho con cái áo len xinh xinh, vá những chỗ sứt chỉ của tấm áo, rồi nhìn ngắm con trong giấc ngủ và cảm nhận được cả giấc mơ của con từ những cái nhoẻn miệng cười. Hay có lỡ đi đâu thì họ vẫn không thôi nghĩ về đứa con, tâm trí họ cứ ở nhà cùng con. Đó là việc làm và tâm trạng của hàng triệu bà mẹ Việt. Ở chị lại khác, chị dám nhận sự khác biệt dù chị vẫn yêu những đứa con của mình nhưng tình yêu ấy dường như không được thể hiện trên câu hát, trên tấm áo len đan dở. Chị luôn không thôi ngưỡng vọng, học tập những người mẹ ấy. Bởi ngoài tình yêu gia đình, tình mẫu tử chị còn dành tình cảm cho văn chương. Chị lỡ yêu, lỡ mang nợ với văn chương, làm sao bỏ. Trong chị luôn tồn tại những suy nghĩ tình cảm mang hai thế trái nhau: “Những lần tâm mình đi lạc, da thịt con vẫn nóng hổi trên tay mình, mùi phấn rôm lẫn trong mùi sữa phảng phất lên mũi mình, mình cười và gọi này cưng của mẹ ơi, nhưng trong đầu mình có một mối tình vừa giãy chết ở trang 247 của cuốn sách

nằm trên giá” [39, tr.136]. Đây là tâm trạng chung của tất cả các nhà văn

nữ nhưng không phải ai cũng nói ra được một cách chân thành như Nguyễn Ngọc Tư. Đó chính là nét riêng làm nên đặc trưng cho các sáng tác của chị.

Chị không ngại ngần nói ra tất cả tâm tư. Chị yêu con nhưng khi ở bên con chị nhớ mọi thứ của thế giới bên ngoài, nhớ văn, nhớ nghề, nhưng khi ra ngoài cuộc đời chị lại nhớ con. Dù vậy, chị vẫn luôn cố gắng làm trọn bổn phận của một người mẹ - vai diễn cuộc đời. Một vai diễn chị yêu thích và diễn với tất cả mọi thứ chị có. Vẫn là sự chân thành của một người mẹ chị nói lên điều một người mẹ nên làm cho con, chị hết tâm khi ở bên con

mình và cố gắng làm tròn bổn phận của mình. Vai diễn ấy chị hăm hở nhận và hăm hở diễn với tất cả tình yêu thương.

Trong một tản văn khác Lựa chọn chị chân thành gọi con mình là “bạn” – một người bạn nhỏ tuổi, người mà chị yêu thương nhất. Trong khi những người mẹ khác lo cho con theo một phương diện khác, quyền lợi của con đi đôi với quyền lợi của cha mẹ, áp đặt lợi ích lên con như chính quyền lợi của mình, tình yêu thương vô tình biến đứa con trở thành công cụ trong cuộc đua tranh của cha mẹ. Sự vô tình mang tính xu hướng chung của xã hội, một thực trạng là bắt con mình đi học những thứ mà hơn một năm sau nó mới học tới. Trẻ con phải học thứ mà một đứa trẻ bảy tuổi không cần đến, học vì lòng tự hào, vì sự hãnh tiến của cha mẹ nó hơn là lợi ích của chính đứa trẻ. Chị đã cho con tự nói điều nó muốn bằng ánh mắt nhìn cách diều lạc ngay cuối đường, bằng những chiều mải mê chạy trên cánh đồng lúa chín. Chị không buồn khi nghe cô giáo nói về tình trạng học không tốt của con, cũng không bắt ép con mình phải học điều nó không muốn. Bởi người mẹ ấy không cố gắng chung tay tạo ra một đất nước toàn thần đồng, chị yêu con bằng cách cho con một tuổi thơ đẹp mà con trẻ đáng được có. Tuổi thơ rồi sẽ là kỉ niệm, là thương, là nhớ gắn với những gì thuộc về một thời kí ức. Chị ưu tư nghĩ đến tuổi thơ của những đứa trẻ khác trong thành phố này cùng sự vui chơi thỏa thích đã không còn nữa. Còn chăng chỉ là những khóa học huấn luyện thần đồng…

Sự chân thành của chị còn được biểu hiện ở chỗ chị không quan tâm đến điều mình nói ra sẽ được yêu hay ghét. Chị nói bằng quan điểm và chính kiến riêng trên cơ sở những điều nhìn thấy và cảm nhận. Trong tản văn Chuyện

cục kẹo, chị tâm sự rất thật tình, cái thật của một người dân đứng trên phương

diện của sự thật để nói. Chuyện về một đứa bé đã mãi đi cùng mẹ trong lần mẹ làm nhiệm vụ cho đất nước. Rồi một ngày đẹp trời người ta đưa ra tranh cãi xem sự ra đi của bé có được xem là hi sinh cho tổ quốc và bé có được

phong danh hiệu liệt sĩ không. Thế giới người lớn tranh cãi không ngừng, người cho em xứng đáng mang danh hiệu anh hùng liệt sĩ, người cho rằng em còn quá nhỏ để ý thức được việc làm của mình là vì tổ quốc. Chẳng qua em đi theo mẹ. Một cuộc tranh cãi “không khoan nhượng” vì một chuyện mà mãi người lớn không tìm ra câu trả lời. Chỉ khi nhờ một nhà ngoại cảm hỏi ý kiến em: “kon hít ăn chẹo dừa. Tạm dịch, con thích ăn kẹo dừa. Bé không trách móc, oán giận, không kể công, đòi hỏi, không kêu lên lỗi tại ai, như người lớn” [39, tr.13]. Trong lời nói như vậy mới càng thấy rằng con nít không hề quan tâm đến danh hiệu hay bất cứ lợi ích gì như người lớn, mà chỉ thích những điều giản dị, bình thường mà lứa tuổi của em đang muốn đó là ăn kẹo. Còn người lớn thì khác, người lớn quan tâm đến đủ chuyện, lợi ích, danh phận, địa vị. Nguyễn Ngọc Tư thẳng thắn nói ra mà không sợ mất lòng ai đang bận tính toán thiệt hơn, những quan chức đang so đo xem nên hay không nên. Chỉ có con nít là dám nói thẳng, con nít không bị lợi ích ràng buộc. Trong phút chốc chị cảm giác mình phải cúi đầu cho điều người lớn nghĩ trước những đứa trẻ kia. Mà lần này phải cúi đầu thật thấp vì toan tính, ích kỷ chỉ có ở người lớn.

Vẫn cái chất thẳng thắn trong sự nhìn nhận và trong cách viết, lại một lần nữa chị chỉ ra những điều ngang trái mà không sợ bị chê bai hay bị ghét. Điều này được minh chứng trong Mong manh của người. Một vị giám đốc lâm trường hăm hở cho chị một cuộc hẹn, nhưng khi không nhìn thấy máy quay thì ngay lập tức thái độ đã thay đổi hoàn toàn. Sự trái ngược trước bề ngoài và tính cách của một con người, bộ com lê bảnh tỏng, không phản ánh được người mặc nó cũng là một trang quân tử, hay một cấp trên biết lo cho “lính” của mình. Trái ngược với một bề ngoài bảnh bao phản ánh một con người khoe mẽ, ưa trưng diện, sính hình thức. Chỉ một cái máy quay cũng là rõ bộ mặt của một vị giám đốc lâm trường: “ông ngơ ngác nhìn quanh hỏi ủa không có máy quay

phim hả, tưởng thu hình chớ, vậy phỏng vấn chi cho mất công” [39, tr.88]. Tất cả những gì ông muốn cho mọi người thấy là vẻ trịch thượng, cái danh hão. Chứ không phải một vị giám đốc biết lo lắng cho tình trạng phá rừng hay tình trạng cháy rừng.

Rồi cũng từ câu chuyện này làm chị nhớ các vị trức trách dù đang ngáp ngủ nhưng cũng cố gắng chỉnh đốn để lên hình, trong bàn tiệc dù đang ăn uống thoải mái hễ thấy máy quay là sẽ cố gắng cụng ly, cười thật tươi để lên hình. Hơn thế là trong chương trình thực tế chuyến xe tình yêu: “những thành viên tham gia chương trình – ngay khi đăng ký lên chuyến xe này ai cũng biết mình có thể (hay được) ghi hình bất cứ lúc nào, ở đâu. Ý thức đó không bao giờ

buông bỏ chàng trai khi ngồi trên ngọn đồi để chờ đợi tỏ tình, với người yêu

[39, tr.90- 91]. Như vậy thì cuộc đời này có khác gì một vở tuồng, con người sống là sắm cho mình một vai trong vở tuồng đó. Bao nhiêu bộ mặt cố gắng che đậy, cố gắng giấu diếm lại bị lộ tẩy bởi một công cụ mang tên máy quay qua một cái bấm “rec”.

Nguyễn Ngọc Tư phơi bày tất cả mọi mặt trái mà bấy lâu nay được ngụy trang che dấu vụng về. Một xã hội toàn những điều lạ đằng sau sự ngụy tạo. Chị ẩn ý, nhẹ nhàng và ưu tư viết về những điều ấy trong cuộc sống. Chị chân thành với cảm xúc của chính mình nói ra mọi điều – một sự chân thành đáng quý còn lại cho cuộc đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)