Tản văn Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 27 - 31)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.3 Tản văn Nguyễn Ngọc Tư

Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu sự nghiệp bằng thể loại truyện ngắn, và độc giả biết đến chị nhiều qua hiện tượng Cánh đồng bất tận nhưng càng về sau chị viết tản văn nhiều hơn. Ở lĩnh vực tản văn chị cũng đạt được nhiều thành công không kém cạnh. Tản văn của Nguyễn Ngọc Tư là những mảnh ghép về số phận con người trong cuộc đời nhưng đôi khi chỉ là dòng cảm xúc thoáng qua để lại biết bao suy tư, trăn trở.

Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư - cuốn tản văn đầu tiên như một sự khỏi

đầu để giới thiệu “món ăn lạ” và đây cũng là ranh giới nhà văn xác định địa hạt đối với thể loại mới muốn sáng tác. Ba mươi lăm tản văn thấm

đấm tình cảm của quê hương và con người Cà Mau, với những kỷ niệm của thời thơ bé. Đằng sau bài viết tình cảm, nhẹ nhàng đầy sâu lắng là những bài phóng sự với bao chiêm nghiệm về cuộc đời mà một người trẻ như chị đã nắm bắt được.

Đến với tạp văn Ngày mai của những ngày mai, vẫn là giọng văn dung dị ấy, vẫn cái chất Nam Bộ thấm sâu vào từng thớ thịt và trang văn nhưng lần này trang viết của chị đã trưởng thành lên rất nhiều bởi chất triết lý chiêm nghiệm (Chân không, Nhớ bèo mây, Của người của mình…). Thế nhưng, người đọc vẫn bắt gặp lại một hình ảnh thân quen, một tuổi thơ ngọt ngào với dáng hình quê hương yêu dấu và những người thân thương sau bóng quê nhà

(Mẹ, Ngồi buồn nhớ ngoại ta xưa…). Với cuốn tản văn này, Nguyễn Ngọc

Tư đã băn khoăn quá nhiều với những câu hỏi. Đến đây, có thể nói rằng vị xót xa, nét trầm buồn đã ngấm ngầm san sẻ với chất hồn nhiên trong trẻo vốn có của Nguyễn Ngọc Tư. Nhưng có điều chị vẫn là chị với giọng văn nhẹ nhàng đầy nữ tính, yêu thương và trách nhiệm.

Hai mươi mốt tản văn trong Biển của mỗi người là một sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế là lời tâm sự về cuộc đời về nghiệp viết văn. Câu chuyện mà chị kể gợi lên một nỗi buồn se sắt khi trong cuộc sống đầy bon chen, xô bồ này con người ta dần mất nhau không bởi vì khoảng cách địa lý mà mất nhau vì nghi ngờ. Đó chính là khoảng cách giữa hai tâm hồn. Những bài viết của Nguyễn Ngọc Tư buồn, nhưng không phải là nỗi buồn ủy mị khiến người đọc ủ dột chán chường, nỗi buồn trong văn chị là một nỗi buồn mang tính nhân văn để đánh thức tâm hồn biết yêu thương gần gũi những con người bất hạnh.

Tập tản văn Gáy người thì lạnh, không có sự thay đổi nhiều về giọng điệu, vẫn là cái chất giản dị, lời thủ thỉ kể chuyện mà nghe buồn não lòng, câu chuyện về nông thôn, thành phố và con người. Nhưng sao những câu chuyện như đào sâu vào từng suy nghĩ. Người đọc thấy chính mình, cảm xúc với gia

đình, người thân với những con người bên ta và có tình cảm đặc biệt hơn với thành phố nơi neo đậu của cuộc đời. Mỗi tản văn là những khoảnh khắc cảm xúc bất chợt đến rồi đi qua để lại bao suy nghĩ cho độc giả. Rồi bất chợt thốt lên “gáy người lạnh thật” nhưng liệu ta có đủ yêu thương để sưởi ấm không?

Yêu người ngóng núi là tập tản văn có nhiều ý khiến khen chê khác

nhau. Nhưng nhìn chung tập tản văn này vẫn được bạn đọc yêu thích và tiếp nhận một cách nồng nhiệt. Ba mươi lăm tản văn với nhiều chủ đề khác nhau. Mỗi tản văn là một câu chuyện về nhân tình thế thái được Nguyễn Ngọc Tư chắt lọc đưa vào bằng cái nhìn tinh tế đầy nghệ thuật. Qua câu chuyện ta thấy được tính triết lý, tình cảm mà chị gửi gắm.

Ở tập tản văn mới nhất mang tựa đề Đong tấm lòng, Nguyễn Ngọc Tư đã đầu tư nhiều hơn cho nỗi buồn. Tập tản văn này gồm 30 tản văn đầy ắp hình ảnh, mùi vị vừa gợi lại những hoài niệm của quá khứ vừa hướng con người đến với cánh cửa của tương lai. Vẫn là mạch văn được khơi nguồn cảm hứng từ bức tranh quê hương miền Tây thanh bình, vừa là cảm xúc từ những thay đổi chuyển động dữ dội của nền kinh tế hiện đại đến những vấn đề mang tính xã hội. Nhà văn để tâm hồn được tự do đắm chìm vào không gian miền quê để kể chuyện, thế nên cảnh và người trong câu chuyện của chị hiện lên đầy tĩnh lặng, thanh bình nhưng cũng đầy dậy sóng với những đổi thay.

Vẫn là sự tương đồng về mặt bút pháp giữa truyện ngắn và tản văn, giọng văn của Nguyễn Ngọc Tư nhẹ nhàng trầm tĩnh đôi khi như bông đùa nhưng chưa bao giờ người đọc thấy sự thờ ơ, lạnh lùng vô trách nhiệm. Văn chị hồn hậu, thân thương bởi người viết là một người có tâm hồn nhạy cảm. Chính điều này đã tạo thành một con người biết đồng điệu những giai điệu gai góc cho cuộc sống nhẹ tênh, một Nguyễn Ngọc Tư hướng ngoại để nhìn cuộc đời nhưng cũng hướng nội để thấy rõ bản thân mình. Sự xuất hiện đầy ấn

tượng của Nguyễn Ngọc Tư ban đầu khiến người đọc cảm giác chỉ là sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp giản dị của những mùa truyện ngắn, nhưng càng về sau người đọc lại càng bất ngờ hơn về chị với những tập tản văn đầy sức sống, sức sáng tạo mạnh mẽ, một nội lực dồn nén như hòn than hồng đợi ngày rực cháy, một nội lực bung tỏa một cách chừng mực hợp lý.

Tiểu kết chương 1

Như vậy, tản văn - một thể loại văn học của cuộc sống hiện đại. Nó thể hiện tiếng nói cá nhân phán ánh kịp thời, toàn vẹn những vấn đề bức xúc của xã hội vừa mang tính thời sự lại vừa mang đậm chất văn chương. Với đặc điểm đa dạng về dạng thức và đề tài, linh hoạt trong cách thể hiện, dễ dàng xâm nhập vào những vấn đề bức thiết của xã hội, nhưng trên hết vẫn là đề cao cái “tôi” của tác giả. Về hình thức tản văn là tác phẩm văn xuôi ngắn gọn không có cốt truyện trên nguyên tắc đề cao “người thật, việc thật”, sử dụng hư cấu có giới hạn và được biểu hiện ở kết cấu tự do. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư trong hành trình sáng tạo với một quan niệm nghệ thuật riêng định hình nên phong cách văn chương, một cây bút sẵn sàng thể nghiệm, thử sức với tất cả những thể loại văn học và đã đạt được một số giải thưởng, trong đó tản văn cũng là một thành tựu nổi bật.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ – NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)