Hình tượng người lao động nghèo vùng sông nước Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 60 - 64)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.1 Hình tượng người lao động nghèo vùng sông nước Nam Bộ

Hình ảnh người lao động nghèo đi vào văn chị rất tự nhiên, dung dị đến lạ. Những con người có cả một bầu trời thênh thang nhưng chẳng mấy khi thảnh thơi ngắm trời.

Nguyễn Ngọc Tư dành những trang viết của mình cho người nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm hai sương một nắng. Bởi họ là lực lượng chính làm nên sự thịnh vượng trù phú cho vựa lúa lớn nhất cả nước. Tuy làm nên màu xanh cho quê hương nhưng vẫn mãi là người nông dân chịu nhiều thiệt thòi và cam chịu. Trên cánh đồng thẳng cánh cỏ bay mà họ đã góp công làm nên ấy vẫn còn nhiều lắm tiếng thở dài đầy lo âu về số phận con người cũng như số phận của cánh đồng lúa. Thế nhưng họ mãi là những người nông dân hiền lành chịu nhiều thiệt thòi.

Trong tản văn Ơi hỡi diêu bông trước thực trạng xã hội đáng báo động về sự dửng dưng vô trách nhiệm của nhà nước trong công cuộc đô thị hóa, đi theo nó là những hệ lụy vây quanh, người nông dân mất đất, mất ruộng vườn. Nhà nước lấy đi đất đai, nhà cửa và cả mồ mả ông bà cho những khu công nghiệp với lời ước hẹn về một tương lai mới thoát kiếp sình lầy. Nhưng

có gì sáng sủa hơn khi lấy đi mảnh đất làm kế mưu sinh của họ rồi đền bù bằng mảnh đất khác vừa tầm xây ngôi nhà cùng lời hứa về việc làm cho những đứa con. Nhưng kết quả lại khác xa hoàn toàn so với mong đợi khi

Những cánh cổng rốt cuộc chỉ chào đón người đến từ quê xứ khác” [39,

tr.27]. Lời hứa về một tương lai tốt đẹp cũng như lời hứa của người con gái nói với chàng trai trong bài hát “Lá diêu bông”: “tìm được lá diêu bông em

xin lấy làm chồng”. Mà làm gì có lá diêu bông cho ước mơ về cuộc sống

mới dường như cha con ông đã bị phản bội, người nông dân có thể làm gì khi họ đã quen với việc làm vườn, làm ruộng. Một hành động chưa thấu đáo của nhà chức trách đã khiến họ mất đi cơ nghiệp cả đời. Cái nhìn của Nguyễn Ngọc Tư về người nông dân Nam Bộ đã có sự thay đổi rất nhiều so với các tản văn trước đây. Giờ đây trong cái nhìn của chị, hình ảnh người nông dân được nhìn nhận gắn liền với vấn đề thời sự xã hội.

Nhân vật trong tản văn của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ là người nông dân quen chịu thiệt trong công cuộc đất nước thời mở cửa mà còn là những nhân vật sống kiếp thương hồ. “Thương hồ” là một nghề mang đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ, hiểu người sống kiếp thương hồ là người làm nghề buôn bán trên sông nước. Họ sống trên ghe. Đa số họ là người nghèo có thể có nhà trên bờ. Nhưng phần lớn là những người không có đất xây nhà, toàn bộ tài sản chỉ có chiếc ghe nhỏ vừa là nhà vừa là phương tiện làm ăn. Chiếc ghe hàng bông của Tám Lê trong Chợ trôi. Chiếc ghe mang lại sự mong đợi cho người dân nơi đây: “Con nít trong xóm trông ghe chị Tám Lê vì bánh kẹo, đồ chơi. Người lớn trông chị bởi

thịt tươi rau giòn” [41, tr.88]. Người đàn bà mang tên Tám Lê bán cho

mọi người không chỉ những đồ dùng cần thiết mà còn cho họ tình cảm và sự tin tưởng. Sự tận tâm và lòng thương người khi dúi thêm cho món đồ và bán chịu lúc khốn khó. Nhưng hình như trời chưa thương chị khi chưa

cho một người bạn đời.

Chiếc ghe và Tám là một phần của nơi đây. Người ta nhớ Tám Lê – người mang đến món đồ ngon, những câu chuyện tươi rói mà sông nước không thể cản trở người đàn bà tận tâm với nghề, vui với nghề. Rồi trời cũng thương Tám khi cho chị một người bạn đời, nhưng người đàn bà ấy đã mãi mãi rời xa nơi này để được sống với tình yêu. Trời thương Tám cho người cùng đồng hành thì cùng nghĩa với việc người dân nơi đây đã mãi mất đi một người bạn. Cả cuộc đời phiêu bạt trên con sông và cũng sẽ mãi ở với sông nhưng không phải là khúc sông xóm Rạch. Ai ai cũng ngóng Tám như trông sự trở về của một người thân, còn riêng Sáu Lò Rèn lại càng ngóng trông Tám hơn vì những thứ Tám mang lại cho mảnh đất này và Sáu chờ đợi đứa con trai theo Tám.

Tất cả như gợi lên một sự lưu lạc về cả linh hồn và tình cảm cho những người trót mang kiếp thương hồ. Nguyễn Ngọc Tư thật sự đã khiến người đọc xót thương cho số phận lênh đênh, chìm nổi, một người đàn bà cô đơn thật thà, tốt bụng. Nhà văn đã dang rộng cánh tay ôm ấp, vỗ về an ủi những con người như Tám Lê.

Trong các tản văn của Nguyễn Ngọc Tư còn có rất nhiều hình ảnh người lao động bình dị thân thuộc. Hình ảnh anh bán kem không tên, không tuổi trong tản văn Mùa bông cháy Áo anh ướt rượt mồ hôi, vẳng ra một

mùi vừa mặn vừa chua khẳm” và “Bộ dạng anh bán kem lom khọm như một

ông Chà Và…” dông dài cả ngày trời trong những ngày nắng oi ả, nhưng

không có khách bởi trẻ con bây giờ quá đầy đủ với món ăn hàng của thời công nghệ hơn là ăn cây kem đá hoặc chúng quá nghèo để được ăn kem mùa hè. Dù là gì cũng là minh chứng cho việc anh không có khách. Kì lạ thay anh bán kem ấy cũng yêu bông giấy, loài bông rực rỡ mà mạnh mẽ nở khi nắng đến. Anh cũng sẽ giống như loài hoa ấy, nắng có gay gắt, cuộc sống có

khó khăn đến mấy anh bán kem vẫn có thể chạy dài trên con đường đầy nắng nóng, chông gai vì đứa con học đại học. Nhưng trong anh vẫn có một lo lắng về cái nghề “Mây thành mưa là cái đường xóm này sẽ thành bùn sình

lầy lội, đi bộ còn vất vả nói chi lại dắt xe kem. Anh bán kem than” [40,

tr.44]. Niềm lo lắng bình dị như bông giấy lo mưa đến sẽ tàn mau.

Trong tản văn Mảnh vá cũ, Nguyễn Ngọc Tư thể hiện rất chân thật hình ảnh anh vá dép: “Bằng một cách rất tầm thường: lấy que sắt vùi vào cái lon sữa bò chứa một cục than cháy thiu thiu le lói, anh cắt miếng mủ đắp lên chỗ dép đứt rồi dùng sức nóng của que làm miếng mủ tan chảy ra thành một vết

thương…” [40, tr.66], rồi ông Ba làm nghề vá nồi, xoong chảo, vá lu, ông

Mười Một làm nghề vá chài. Dường như ở mảnh đất nghèo này bất cứ thứ gì hư hỏng cũng được vá đã làm nên nghề. Nghề hàn gắn vết thương nghèo của một vùng ký ức. Không biết còn tiếng rao nào gọi lại điều đã qua cho con người lao động của thời thương khó. Hay hình ảnh cô bé Tím làm nghề gánh nước thuê và quét chợ trong Thì quét lá đa. Nơi mảnh đất còn quá nhiều những người nghèo khó, nhưng ở họ toát lên điều thầm kín tốt đẹp làm cho Nguyễn Ngọc Tư thổn thức khôn nguôi khi nhìn thấy. Để khi viết ngòi bút ấy luôn run rẩy xót thương cho kiếp người nghèo nơi đất Mũi.

Các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đa phần là người lao động nghèo khổ, bởi chị sinh ra nơi mảnh đất còn lắm những cảnh đời nghèo khó, chị cùng chứng kiến số phận con người, cùng lớn lên trong cái nhìn đầy khắc khoải về họ. Mỗi người một nghề, mỗi người một hoàn cảnh nhưng họ đều có điểm chung là nghèo…chị thương là thương cho cái nghèo và sự cần mẫn làm lụng. Chính tình thương và sự gần gũi với mảnh đất quê hương, con người đã cho chị cảm hứng viết một cách sâu sắc, nhân hậu đầy cảm thông với những nhọc nhằn, gian khổ. Ngòi bút của nhà văn vẽ nên một bức tranh chân thực về đất và người Nam Bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)