6. Cấu trúc của luận văn
3.3.1 Giọng dân dã mộc mạc
Đây là kiểu giọng điệu chi phối hầu hết các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Chất giọng này ăn sâu vào máu thịt như chính cách sống của người dân nơi đây. Một Miền Tây dân dã chân phương nuôi dưỡng một tâm hồn giản dị mộc mạc cũng là lẽ đương nhiên. Chị nói ra giọng quê hương, giọng của chính chị trong cách nhìn về thiên nhiên và con người quê nhà.
về thiên nhiên Nam Bộ. Đó là những trang viết về miệt vườn trái cây nổi tiếng:
Tháng hai, vài thứ cây bên đường vào mùa lẫm liệt. Chôm chôm chín như thắm lửa suốt cành. Gòn đang ra trái, chỉ trái là trái, trụi nhánh. Mấy cây còng già trăm năm tuổi trước trường dòng vắt nhựa nuôi thêm mùa bông nữa. Và bàng đỏ loang trên từng tầng lá, thanh thản như người già biết trước thời khắc lìa đời,
chậm rãi thay áo lụa điều chờ cơn gió nào tới đón đi [41, tr.123].
Câu văn nhẹ nhàng, mang theo làn gió dịu dàng tươi mát của miệt vườn. Loài cây được trồng từ mảnh đất cha ông một thời lửa đạn dành lấy, được chăm sóc từ đôi bàn taycủa những người đã từng chống giặc cứu đất, từng ngã xuống vùi nắm xương vào đất. Cây và đất thấm thía tình người, niềm đau và nỗi buồn con người. Dòng sông mang nặng phù sa nuôi đất và cây cỏ chứa phần máu thịt cha ông cứ mãi vọng về lời dặn dò con cháu về tình yêu đất mình sống, cây mình trồng. Tất cả được nói lên bằng cái giọng trong trẻo, ân tình đa âm đa sắc của nữ sĩ miệt vườn.
Cái giọng điệu dân dã mộc mạc được nuôi dưỡng, lan tỏa ra những câu văn nghe như là những câu hát, như điệu hò của vùng sông nước Nam Bộ bởi những câu văn được viết giàu nhạc điệu như là thơ: “Mảnh mai mình hạc, bông lau vươn cao óng mượt, trắng muốt giữa ngút ngàn bông sậy bạc đầu, nhảy thành dòng dập dờn trong gió. Trên cái nền dòng sông bông chín, ông
trời mặc sức vẽ gió, vẽ nắng lên” [39, tr.15].Thiên nhiên Nam bộ như hút hồn
bao du khách gần xa. Hay ở chính những câu văn kết hợp vừa kể vừa tả làm cho câu văn bớt đi tính khô khan và dễ dàng tiếp nhận hơn. Tất cả sự kết hợp về câu chữ, ca từ, nhạc điệu làm nên khúc nhạc tình quê nhẹ nhàng và réo rắt chảy vào lòng người:
Bỗng thấy thiên nhiên thật nhọc nhằn, đẹp để xoa dịu, bù đắp cho những vết xước do con người gây ra cho con người. Hoa dại tím
nhằn ngặt. Một tán cây bỗng rực đỏ giữa biển màu xanh bên dưới vực. Rêu óng mượt trên mảng tường biệt thự bỏ hoang. Nắng trong trẻo dịu dàng, không gợi chút khói. Và mây mù nữa, chảy ròng ròng
xuốt một buổi chiều và cả những hôm sau [39, tr.60].
Nguyễn Ngọc Tư viết về thiên nhiên đầy giản dị, mộc mạc và viết về cảnh sinh hoạt của con người cũng vậy. Chất giọng mộc mạc ấy được khơi nguồn từ người dân nơi đây, những số phận nhỏ bé vẫn luôn sống với ước mơ bé nhỏ cùng với nó là nếp sống văn hóa làm nên sự thảo thơm nghĩa tình của dân miệt vườn. Đó là người nông dân chân lấm tay bùn: “Nông dân bận bịu ngó trời ngay ngáy lo mùa thất bát, buôn gánh bán bưng cùng với đánh giầy
bạc mặt mòn chân cho cuộc mưu sinh” [40, tr.191] hay “Hay chủ nhân của
kháp nước ven đường chỉ thản nhiên cười bới lại mớ tóc sương bảo, “lớn lên
đã thấy cha mẹ tui đặt khạp nước ở đây” [40, tr.123]. Để sau tất cả, trong
Diều băng cuối trời họ mong muốn có cuộc sống điền viên để buông bỏ, nghỉ
ngơi, giũ sạch bon chen, toan tính về với thiên nhiên như cánh diều bay về bầu trời vô định. Ông già nói ra tỉnh queo bằng chính cái giọng của quê hương với từ ngữ đậm chất Nam Bộ không lẫn vào đâu được: “Tôi chỉ khoái
dán con diều rồi xách ra ruộng thả chơi” [40, tr.21] và “bứt” cánh diều cho
nó về trời, để mấy ông bạn kêu trời “thằng cha lãng nhách”. Hay chất giọng mộc mạc còn được thể hiện trong lời nói quan tâm nhau: “cất tiếng rầy rà, “ê
nhỏ, phơi nắng quá chừng coi chừng bịnh”. Ông chủ bán cà rem còn hứa hôm
nào đó ông dẫn về Sa Đéc ăn trái cây mệt nghỉ, “thằng út tao ngon trai lắm à
nghen…”” [40, tr.65]. Đó chính là lời ăn tiếng nói hàng ngày của con người
Nam Bộ đi trực tiếp vào văn chương. Chất văn chương của chị gần gũi với cuộc sống của người dân địa phương từ lời ăn tiếng nói đến nếp sống văn hóa. Chính điều này đã làm nên chất giọng gần gũi mộc mạc cho các sáng tác tản văn của chị.
Giọng văn dân dã, mộc mạc là một đặc điểm riêng biệt của Nguyễn Ngọc Tư được xây dựng trở thành thương hiệu mang tên chị, được chị đưa vào những phong cảnh thiên nhiên, sông nước làm toát lên tình đất, tình người cũng như nét đẹp văn hóa của vùng đất miền Tây Nam Bộ.