6. Cấu trúc của luận văn
3.2 Biểu tượng trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư
Biểu tượng là một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần nhân loại. “Biểu tượng là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn ta
đến cái không nhìn thấy được” (E.Junger). Biểu tượng văn học là các biểu
tượng nghệ thuật được cấu tạo thông qua tín hiệu ngôn ngữ. Chính vì vậy, nó có vai trò bộc lộ tư tưởng, tình cảm của tác giả để diễn đạt những nội dung được cất giấu trong tâm hồn. Trong Từ điển TiếngViệt, biểu tượng được định nghĩa như sau: “Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là thứ hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật, còn giữ lại trong
đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt” [26, tr.26].
Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi lại định nghĩa về biểu tượng trong Từ điển thuật ngữ văn học: “Biểu tượng là khái niệm chỉ giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ánh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động vào sự vật vào giác quan
ta đã chấm dứt” [11, tr. 23].
Như vậy, biểu tượng trong văn học là một sự vật, hình ảnh được dựng lên bằng vật chất mang giá trị thẩm mỹ, gợi lên những liên tưởng về bản chất của một sự vật. Cùng với sự cộng hưởng của các yếu tố văn hóa, lịch sử, biểu tượng thẩm mỹ trong các tác phẩm văn chương luôn mở ra nhiều tầng nghĩa và chứa đựng khả năng nảy sinh quan điểm, dồn nén ý
nghĩa. Chính vì điều này, các nhà văn đã dụng công xây dựng biểu tượng để tăng giá trị biểu đạt và chiều sâu cho tác phẩm và nó cũng mang đến hứng thú, sự chiêm nghiệm cho người đọc.
Trong các tản văn của Nguyễn Ngọc Tư có nhiều biểu tượng được sử dụng với dụng ý nghệ thuật riêng in đậm dấu ấn cá nhân. Có thể kể đến, biểu tượng “sông” và “lau sậy”.