Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 74 - 80)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2 Thời gian nghệ thuật

Mỗi hành động, sự kiện đều xảy ra ở một thời điểm nào đó. Vì vậy, đi liền với không gian nghệ thuật là thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là thời gian mang tính quan niệm cá nhân.

Đến với quan niệm về thời gian nghệ thuật, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng:

Hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái nhìn được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian nghệ thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện

tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật [11, tr.322].

Như vậy, thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Trong tản văn, Nguyễn Ngọc Tư có cảm nhận riêng về thời gian nghệ thuật. Từ đó khi khảo sát ba tập tản văn của chị, ta nhận thấy có sự xuất hiện của: thời gian tâm trạng và thời gian tượng trưng.

3.1.2.1 Thời gian tâm trạng

Trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, mạch chính là “tình yêu quê

hương” nên giọng văn, tâm trạng luôn tràn ngập trong cảm xúc. Chính vì vậy,

thời gian trong văn của chị là thời gian của đời tư, tâm trạng gắn liền với cảm xúc ấy. Thông qua các tập tản văn, thời gian tâm trạng dường như không thay

đổi mà dòng cảm xúc ấy lại càng tăng thêm.

Trong văn Nguyễn Ngọc Tư, thời gian chịu sự chi phối nhiều của tâm trạng hoài niệm, nhớ nhung da diết. Dường như mọi thời gian đều dành cho nỗi nhớ. Trong Con trai, và má…: “Tình cảm của bạn đặt vào những câu chuyện, những kí ức, những kỷ niệm có thể đã cũ kỹ rồi hoặc còn tươi rói mới

hôm qua” [40, tr.9]. Câu văn cho thấy nỗi niềm của một con người luôn

nhung nhớ về những điều đã qua và cái đang còn ở hiện tại. Cái cảm giác nhớ ngay khi mọi chuyện đang diễn ra thì đó phải là tình cảm sâu đậm không gì có thể ngăn cách, mọi thứ diễn ra chậm chạp, nhẹ nhàng. Vì vậy, thời gian trong đó là thời gian của cảm xúc.

Nguyễn Ngọc Tư luôn dành những trang văn viết về tình cảm gia đình, mỗi bước chân thời gian được nhắc đến không khỏi làm cho các nhân vật bồi hồi xao xuyến: “Tết năm kia bạn tham gia một vở ca kịch mừng giao thừa trên quảng trường. Chương trình được truyền hình trực tiếp, má bạn coi ti vi

thấy vậy liền lấy điện thoại gọi” và “Tết đó bạn bốn mươi ba tuổi” [40, tr.7]

hay “Những cái Tết bà hay lảng vảng gần chỗ mấy đứa con chơi bài cào cào,

hóng coi đứa nào thua nhiều, bà lén nhét tiền cho nó” [40, tr.8-9]. Đây là

khoảng thời gian trôi về quá khứ để nhớ lại thời điểm quan trọng của con người. Thời gian này không đơn giản là quá khứ nữa mà là những cái tết kỉ niệm làm hành trang cho tương lai. Tết - thời gian của sum họp gia đình, mẹ chờ tết để con về đoàn viên và chính lúc ấy tình mẹ được khắc họa bằng sự chờ đợi. Nguyễn Ngọc Tư đã nhờ thời gian làm phương tiện chạm khắc, tạc lại tâm trạng của người mẹ và đứa con trai, cho dù đứa con không bao giờ nói

tao thương má tao, nhớ má tao lắm”, nhưng tình cảm trở thành những câu

chuyện bắt đầu với câu “bà già tao”. Đó là nỗi nhớ gia đình da diết và cách thể hiện tình cảm của đứa con trai.

sự chi phối của tâm trạng mà nó còn ảnh hưởng đến cảm xúc, chạm vào nỗi đau, niềm nhớ của đứa cháu với người ông trong Ăn cơm một mình:

Nhiều năm sau khi ông ngoại qua đời, bạn bỗng hay mơ ước mình có cỗ

máy thời gian trong một bộ phim hoạt hình trẻ nít, để quay lại ăn…cơm với ông” [40, tr.99]. Một nỗi xót xa, có phần ân hận của người cháu khi đã vô tình bỏ lại ông với âm thanh của cô đơn vọng lại, quả thật không dễ dàng. Mới ngày hôm qua còn có ông nhưng giờ đây không còn nữa. Lúc ấy đứa cháu mới giật mình nhận ra sự cô đơn, nỗi buồn mà ông phải gánh chịu. Tuổi trẻ, sự nông nổi bỗng dừng lại, nhà văn đã thật tâm nói ra mong muốn thay đổi quá khứ: “Trong quá khứ có quá nhiều thứ nên chỉnh sửa, bạn muốn làm chuyện đó trước tiên với những bữa cơm mà ông ngoại phải lủi

thủi ăn một mình” [40, tr.99].

Câu chuyện không của riêng ai khiến người đọc nhận ra mình ở đâu đó trong những điều vừa nghe. Nhưng thời gian là thứ qua đi không bao giờ trở lại và không chờ đợi ai trên đường đi của mình, nên đừng để hiện tại trở thành quá khứ phải hối tiếc.

Thời gian dường như sẽ chậm hơn hay gần như là ngưng lại cho cho sự chờ đợi của con người. Tuy nhiên, khi con người vui tươi, hứng khởi thì thời gian như đang thực hiện cuộc chạy đua nước rút với một tốc độ kinh hoàng để cùng hòa mình vào cuộc sống nhộn nhịp đầy màu sắc. Sự hiếu động của những đứa cháu trong Tan hội đã phá tan cái không khí u buồn của ngôi nhà và thay đổi thời gian chậm chạp đang diễn ra nơi đây. Mọi thứ bắt đầu trở nên xáo trộn, thời gian cũng gấp gáp hơn cho những trò đùa nghịch của bọn trẻ. Từ trong nhà: “Đầu tiên bầy trẻ sẽ xốc xới tan nát mớ sách, mấy bức tường

trắng tinh nếm mùi lấm láp, cái bàn ăn cơm với bộ ván gõ đã bị cào nát mặt

[40, tr.82] và “Không dừng ở đó, tụi nó còn lùng sục tủ áo của bà” hay “cái sân vuông nhỏ cũng trở thành chiến trường của đám trẻ. Kiểng trong sân nhà

như vừa qua bão, xụi lơ, xơ xác” [40, tr.83]. Năng lượng của bọn trẻ làm thức tỉnh mọi thứ, tiếng đứa trẻ hét vang, cùng tiếng rơi vỡ của những trò nghịch ngợm đã kéo một ngày mới đầy hứng khởi cho người bà, mang đến niềm vui cho mọi người.

Như vậy, trong văn Nguyễn Ngọc Tư thời gian luôn gắn liền với tâm trạng. Đó là những khoảnh khắc chậm chạp, dài đằng đẵng, có lúc là thời gian của quá khứ với những hối tiếc chờ mong. Nhưng có khi lại là những giây phút vui tươi dù là ít thôi nhưng cũng đủ làm nên một nền thời gian đa dạng cho tản văn của chị. Qua thời gian tâm trạng, Nguyễn Ngọc Tư đã phần nào khắc họa được những ẩn dấu bên trong con người, lúc nặng lòng nghĩa tình, suy tư và chờ mong. Đó là vẻ đẹp của các nhân vật trong các tản văn.

3.1.2.2 Thời gian tượng trưng

Một điều dễ dàng bắt gặp trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư đó là cái chất buồn buồn thấm đẫm trong từng câu văn, hình ảnh. Thời gian mà tác giả phản ánh trong từng tản văn cũng đã góp phần làm nên nỗi buồn không tên ấy. Trong những sáng tác của mình, thời gian buổi chiều, thời gian đêm khuya xuất hiện như một biểu tượng của nghệ thuật.

Thời gian buổi chiều trong văn Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện với tư cách thời gian cụ thể, ẩn dưới dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Nếu thời gian buổi chiều là giây phút ánh sáng nhường chỗ cho bóng tối, gợi nỗi buồn, sự tàn lụi khoảng thời gian kết thúc một ngày nhường chỗ cho giây phút nghỉ ngơi thanh thản, nhưng không đơn giản là vậy khi đâu đó bên ngoài kia vẫn còn những số phận: “Những chiều sau khi đi tập thể dục ở công viên, tôi nhận ra chỉ mình là nhẹ nhàng mủi lòng, cô Nước Bưởi lam lũ kia cũng vậy. Cứ thấy

hai mẹ con bồng bế nhau” và “đứa nhỏ nằm trên chiếc chiếu rách tả tơi, bà

Thân phận bị bỏ rơi trong đời dưới chiều nhá nhem tối mới đáng buồn làm sao. Bởi khi chiều về, con người luôn cần một mái nhà để che trở. Và đâu đó ngoài kia vẫn còn người biết yêu thương như cô Nước Bưởi và cả nhân vật “Tôi” trong tản văn Công viên chiều nghi ngại, để những buổi chiều còn lại nhân vật tôi luôn thấp thỏm chờ để cho họ một bữa cơm no như là một sự giúp đỡ nhỏ cho đời: “Chiều nay, hai mẹ con họ không biết có bồng bế qua

công viên này…” [39, tr.133].

Buổi chiều vẫn là thời gian gợi nhớ về quê hương “Chiều chiều ra đứng

ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”, từ xưa đến nay vẫn vậy.

Ngay trong tản văn của Nguyễn Ngọc Tư cũng thế nỗi nhớ dường như tuôn trào cuộn chảy về chiều: “Nhiều khi bạn thấy nhớ những buổi chiều…” hay

“Nhớ như người xưa nhớ đến bật ra lời hát, “chiều chiều chim vịt kêu chiều/

ngó về quê mẹ chín chiều ruột đau” và “Thời khắc này đã được bạn đổi tên là

buổi nhớ nhà mất rồi, hành trình đến tên gọi mới mất mười lăm năm” [39,

tr.150]. Hay trong Yêu người ngóng núi, tình cảm của một người con xa quê được anh nhớ bởi “Ánh đèn đường làm anh nhớ ngọn đuốc lá dừa cháy rập

rờn những khuya tan hát ra về”. Bất kì ai xa quê cũng hiểu cảm giác của đứa

con xa quê khi chiều về, không biết khói bếp làm cay khóe mắt hay nhớ khói bếp quê nhà mà mắt tự nhiên cay. Nguyễn Ngọc Tư dường như hiểu mọi tâm trạng, cảm xúc, chị hiểu và cố gắng trải lòng để lan tỏa tình cảm thương nhớ này đến với mọi người.

Nếu thời gian buổi chiều làm lòng người buồn se sắt cho số phận con người cùng cảm xúc nhớ quê thì khi đêm về lại là nỗi niềm cô đơn trống vắng được nhà văn cảm nhận rất riêng. Đêm đến khi mọi thứ đã chìm vào giấc ngủ bình yên thì ở một không gian nào đó đêm lại là khoảng thời gian thao thức của tâm trạng nhiều hơn dành cho người không ngủ. Họ biết rõ điều ngoài kia và thao thức trăn trở về chúng. Điều này thể hiện rất rõ trong Gió thổi suốt

đêm: “Có nhiều người đàn bà quê xứ mình nghe thấy cơn mưa, gió đổ. Như

thể họ thức suốt đêm, như thể họ chong đèn ngồi coi chúng” và “Và đêm được

vẽ lại bởi những người đàn bà thao thức” [39, tr.167]. Nguyễn Ngọc Tư khắc

họa tâm trạng của người phụ nữ trong đêm, điều này càng thấy được sự tỉ mẩn trong cách nhìn và thể hiện tâm lý trong cách viết dưới con mắt của nhà văn nữ. Phụ nữ là vậy, dường như một điều thuộc về bản tính của họ là lo lắng

những tiếng ho khan của người già, tiếng cười của đứa trẻ trong mơ, tiếng

chó sủa, bầy vịt rộ, mưa giông bên ngoài…, họ lo cho gia đình, con cái và

nhung nhớ những điều đã qua khi đêm về. “Nhớ bà ngoại nửa đêm hay xức

dầu dừa vô mấy đầu tóc” và “nhớ má nửa đêm cạ gót chân vào cục đá mài

dao để xoa bớt những vết nứt” là giây phút riêng tư duy nhất họ dành cho

mình. Bà ngoại và má là người đã từng thao thức vì họ và giờ họ lại tiếp tục thao thức, một vòng tròn luẩn quẩn quay đi quay lại. Công việc vẽ đêm chưa bao giờ ngưng nghỉ bởi những người đàn bà.

Ngoài ra, đêm còn được tác giả viết như một nỗi ám ảnh về niềm đau. Những niềm đau mà ánh sáng ban ngày không thể an ủi được nó cứ thấm dần vào đêm như một nỗi ám ảnh khôn nguôi trong Quán khuya: “cái rạo

rực của tuổi trẻ cũng nguội đi trong trũng đêm sâu hoắm” [41, tr.18] và

chủ là đôi vợ chồng già, không biết làm gì cho hết đêm nên mở quán bán

quấy quá cho vui” [41, tr.19]. Mọi nỗi đau đời dường như bị đêm làm cho

rõ, quay quắt hơn. Đêm vẽ nên nỗi đau có thực và khắc họa sâu đậm hơn khi mọi nhọc nhằn không thể xóa nhòa. Đêm như dài hơn cho những nỗi đau miên man và ám ảnh. Con người trở nên cô độc trong đêm khuya cùng những giấc chiêm bao vỡ vụn.

Bên cạnh thời gian chiều tà là thời gian đêm khuya được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng một cách triệt để, để khắc họa những dòng tâm trạng của từng người. Nguyễn Ngọc Tư sử dụng thời gian tượng trưng một cách

biến tấu như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho những dụng ý nghệ thuật, để truyền tải thông điệp một cách chân thành và nhanh nhất đến với bạn đọc.

Như vậy, thời gian tượng trưng trong văn Nguyễn Ngọc Tư thường được sử dụng để nói về những khoảnh khắc đáng nhớ của cuộc đời. Viết về thời gian tượng trưng, chị đã vận công tìm tòi để dành những tình cảm, cảm xúc thật nhất cho mọi người và cho chính bản thân mình. Điều chị viết đều làm cho người đọc hiểu hơn về con người cũng như văn chương của chị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)