6. Cấu trúc của luận văn
3.3.2 Giọng hài hước, “tưng tửng”
Đặc trưng của tản văn là viết về những cái mắt thấy, tai nghe lúc “trà dư tửu hậu”, những vẫn đề từ nhỏ bé cho đến lớn lao đều được chị viết sao cho dễ cảm nhận nhất. Cái thành công của chị là viết về những chuyện thường ngày bằng một giọng văn giản dị được xây dựng từ chất liệu từ ngữ sinh hoạt bình dân của cư dân sông nước. Giọng điệu xề xòa chất phác và đầy cá tính của một cô gái mạnh mẽ, lém lỉnh. Khi viết về vấn đề của cuộc sống, chị viết dưới cái nhìn hài hước và tự nhận là “tưng tửng”.
Giọng hài hước: “có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui, trên cơ sở vạch ra sự mất hài hòa cân đối giữa nội dung và hình thức,
bản chất và hiện tượng, đặc biệt là giữa lý trí và thực tế” [11, tr.114].
Văn của chị không đơn giản là chỉ có hài hước mà có cả chất “tưng tửng” theo cách nói của người “nhà quê Nam Bộ”, nói cho thẳng thắn, nói cho tới cùng, làm sao cho rõ ràng mọi chuyện mới thôi. Chính vì cái sự thật trần trụi đến đau lòng phải được xoa dịu hoặc làm cho dễ tiếp nhận nhất bằng cái hài hước cho đỡ “đau”. Ví dụ như trong Sốt ruột tháng giêng, tiếng cười được tạo ra trong sự đối lập xưa và nay. Ngày xưa, mâm ngũ quả là những loại trái cây của miệt vườn: mãng cầu, dừa, đu đủ và xoài thể hiện sự thành kính với ước mơ khiêm tốn “cầu vừa đủ xài”. Ngày nay, ước mơ gói gọn trong hai chữ “cầu dư”, nên người ta trưng lên bàn thờ loại trái dư gần với cà độc dược: “Mâm trái cầu dư trên bàn thờ mờ nhạt lòng thành, lẩn khuất sự tham lam, sự bất kính với vong linh người khuất mặt. Hương hồn ông bà vốn bó miệng vì sung chát, đu đủ non, giờ chỉ biết ngó thứ trái lạ mà bọn
người sống chết dại không dám rớ” [41, tr.116]. Từ mâm ngũ quả trưng ngày tết dần mất đi giá trị đích thực của văn hóa thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên thứ trái cây ngon ngọt, thành quả lao động được hái từ vườn nhà, thì giờ đây chỉ là hình thức thể hiện sự vụ lợi bất kính vì lòng tham con người làm mất đi những giá trị văn hóa cha ông. Nói đến đây bằng sự thẳng thắn pha chút hài hước, nhưng đó chưa phải là tất cả câu chuyện, đúng với chất “tưng tửng” nói cho đến tận cùng câu chuyện, biểu hiện ban đầu là mâm ngũ quả tiếp đến là những mong muốn sau nén nhang. Đến với lễ hội thay bằng lòng thành kính cầu an thì họ cầu danh lợi, sẵn sàng giẫm đạp lên nhau. Xưa đi chùa cầu “gia đạo bình an”, nay “bốn chữ
gia đạo bình an đứng sau cùng, làm một được hai, trồng một gặt mười”.
Đứng trước thần linh mà lòng người mất đi sự thành tâm: “Bây giờ, lúc rạp
mình trước đức Phật là lúc tâm chúng sinh bất bình an nhất” [41,
tr.116].Vậy mới thấy mọi giá trị bị đảo lộn, đứng trước đứa Phật lòng không yên, bởi lòng tham đã lấn át tâm thiện. Tất cả điều đó bị tố cao bằng một chữ được nhà văn dùng rất đắc địa “bất” – yếu tố gốc hán được đặt trước “bình an” mang ý nghĩa phủ định cho hai chữ “bình an” nay không còn nữa mà còn phủ định cho một thời đã qua.Tận cùng của câu chuyện chị muốn nói: “Vỡ đê đạo đức, vỡ đê lòng tin”.
Với một vấn đề xã hội khác mang tên tái định cư được văn nhà bày tỏ quan điểm bằng cách nói hài hước, “tưng tửng” như thế này:
Bởi trong khu quy hoạch, có những con đường nhất thiết phải cất nhà cao ba, hay bốn tầng. Nhiều chiều rủ thằng con đi dạo, chào hỏi người này người kia đôi ba câu, mới hay cả một con đường không có nhà nào đã từng sống ở đây, trước quy
hoạch. Khu tái định cư này thực chất đã bỏ chữ “tái” ở lại quán
Ở đây trong khu quy hoạch được nhà nước lấy lấy đi với một sự đền bù tương đương trong khu tái định cư nhưng những người nông dân đã bán phần đất đó của mình để có khoản tiền nhiều hơn, còn bản thân họ trôi dạt về đâu không ai biết. Ý nghĩa thực của khu tái định cư không còn, người trong khu này lại là những người mới xa lạ. Tái định cư - làm nhà chắc chắn lần hai lại được chị đặt là “tái” trong tương quan tái chín. Tác giả đã cố tình cắt riêng chữ “tái” ra để chơi chữ tạo ý hài hước, châm điếm chuyển nghĩa sang từ tái - chín của quán phở bò. Phải chăng dự án của nhà nước còn chưa chín muồi ở sự tính toán và cũng chưa thực sự đáp ứng mong muốn của người dân. Hay suy nghĩ chưa “chín” của người dân đã vô tình tự đẩy mình vào cảnh lưu lạc.
Nói đến tận góc ngách của con tim Nguyễn Ngọc Tư không thể không nói ra tâm sự của mình cũng như tâm sự của bao nhiêu mà mẹ Việt. Những tâm sự đời thường tưởng như nhỏ nhưng sắc lẻm làm đau bao người mẹ. Làm mẹ là niềm hạnh phúc của người phụ nữ, nhưng trong hoàn cảnh xã hội đảo điên vụ lợi, chạy mãi rồi ngã vào hố đen tội lỗi thì hạnh phúc luôn tồn tại song hành cùng lo lắng. Lo mũi tiêm vắc xin thay vì bảo vệ con lại trở thành thứ giết con, con ốm lại bị bác sĩ tiêm thuốc quá liều,con đi nhà trẻ bị ngược đãi, bạo hành. Khi con lên tiểu học lại lo bị chèn ép vì không đi học thêm thầy, hiểm họa của công nghệ hiện đại, lo ao nước sông hồ, đằng sau hũ sữa bột thơm tho là hàng chục chất hóa học, giết dần con mình. Nên chị đúc rút: “trót làm phụ nữ Việt, sẽ trở thành anh hùng ngay
khi đứa con cất tiếng khóc chào đời” [39, tr.110], câu nói tưởng như đùa
mà là thật, lúc này nghe hài mà lại cười ra nước mắt. Chị nói cho ra sự thật nói hết tấm lòng, không e dè không kiêng nể. Chị không thể im lặng mãi để những thế hệ trẻ Việt Nam bị hãm hại, và những bậc cha mẹ mãi lo âu, khiếp sợ. Chị phản kháng, vùng vẫy nhưng rồi cũng rơi tõm và vô vọng bởi
cái quy luật khắc nghiệt của xã hội. Nhưng đây cũng là hồi chuông báo động về một xã hội đầy rẫy những hiểm nguy để mỗi bà mẹ phải trở thành
“anh hùng” để che chở cho con mình. Những tưởng hai tiếng anh hùng
thiêng liêng và cao quý chỉ dùng cho những người đã anh dũng ngã xuống vì mảnh đất cha ông, để con cháu có được cuộc sống bình yên. Những giờ đây, một đất nước đã hòa bình mấy chục năm vẫn cần những anh hùng để đủ mạnh sống giữa những hiểm nguy vô hình của lòng tham con người. Nguyễn Ngọc Tư đã dốc hết tâm lực nơi đầu ngọn bút mà chia sẻ với từng
“hoàn cảnh” khác nhau trong cõi nhân sinh.
Những vấn đề được đề cập trong các tản văn đều có thể bắt gặp hàng ngày trong cuộc sống, nhưng để viết một cách thẳng thắn đầy trăn trở và trách nhiệm như vậy thì không phải là điều dễ dàng. Nhưng trách móc, oán giận cũng chẳng được gì, vì chẳng ai chịu trách nhiệm và cũng biết đổ lỗi cho ai, nên thôi thì cứ đổ lỗi cho trời, cho đất và bất cứ gì có thể để thoái thác trách nhiệm: “Kinh nghiệm cho thấy, khi không thấy ai chịu trách nhiệm thì mình lấy
trời ra đổ lỗi, cho đỡ đau” [41, tr.53]. Hay “Cuộc đời đúng là kinh ngạc hết sức,
tưởng là thấu hiểu đến đáy của phi đạo đức rồi, mà đáy vẫn đầy những ngóc hang ngoắt ngoéo. Đành đổ lỗi cho củ gừng Tàu tẩm độc, ai ăn vào cũng phát điên” [38, tr.105]. Con người vẫn cố gắng tìm ra một nơi để đổ lỗi cho những lỗi lầm cần người chịu trách nhiệm và cho đỡ đau, chỉ có “trời”, lòng người, và “đồ Tàu” – một cách đổ lỗi chung chung khiến người viết và cả người đọc phì cười với nụ cười méo mó khó coi. Cười như mếu.
Hài hước đấy nhưng không phải để cười hả hê, trước nỗi đau mà không thể khóc chỉ có thể cười thì đó chỉ có thể là nỗi đau sâu kín không thể loại bỏ.
“Tưng tửng” không phải là biểu hiện điên khùng mà để nói ra mọi thứ một
cách dễ dàng, chính xác những thói hư, tật xấu, những sự thật xấu xa được che đậy bằng bề ngoài hào nhoáng, đó cũng chính là cách phản kháng của
Nguyễn Ngọc Tư và cũng là sự cảnh tỉnh của chị đối với xã hội.