Cảm hứng về các vấn đề của hiện thực đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 32 - 39)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1 Cảm hứng về các vấn đề của hiện thực đời sống

Đối tượng phản ánh của văn chương chính là hiện thực cuộc sống. Tác phẩm không thể hình thành nếu thiếu đi hiện thực – nguồn vật liệu cấu thành nên nó. Nguyễn Ngọc Tư đi sâu khai thác hiện thực về một đất nước còn lắm những cảnh đời khó khăn, đau khổ cùng cực kết quả của một cuộc sống nghèo. Mà đại diện là vùng quê sông nước, ở nơi ấy con người với bao nhiêu buồn vui, bao nỗi nhọc nhằn lo cơm áo gạo tiền. Hiện thực này không mấy xa lạ vì nó là hiện thực chung của người dân nơi đây. Cái đói nghèo quẩn quanh dù họ có lao động cật lực trên cánh đồng.

Cái nghèo được Nguyễn Ngọc Tư viết lại như một lẽ tự nhiên, thân thuộc từ bản thân mình. Bởi cuộc sống của những người nông dân nghèo đã ăn sâu vào máu thịt. Bất kì nhà văn nào đặt bút viết về con người, đặc biệt là người nông dân thì sẽ nói ngay đến vấn đề cái đói, cái nghèo. Đói nghèo là vấn đề đè nặng lên người dân vạn đò và đè nặng lên ngòi bút nhà văn, để chị viết một cách chân thực nhất nhưng lại không mang nặng sự kể lể.

Mùa những bồ lúa trống trơn. Mùa mua chịu. Tiệm chú Mười Ba dường như chỉ có trẻ con lai vãng. Trẻ con không biết mắc cỡ khi đi mua chút dầu hôi nước mắm bằng tay không, bằng một lời hẹn mù khơi, nội con nhắn chú ráng chờ tới gặt…Trẻ con không bị tổn thương nhiều bởi túng quấn, không quá mặc cảm bởi cái nghèo (thường kèm theo chữ hèn), tụi nó không cảm thấy ngượng ngập khi nhìn thấy tên nhà mình được ghi trên cách cửa tiệm trong mùa –

bán – chịu [40, tr. 137].

Nợ nần hẹn đến mùa gặt được thanh toán ở cuối năm nhưng những mùa mua chịu vẫn kéo dài cho đến khi chủ tiệm không còn là Mười Ba. Khi chủ tiệm là Tư Giàu (con trai của Mười Ba) “kế nghiệp” thì vẫn tiếp tục cuộc

hành trình của những mùa mua chịu tiếp theo dù dấu vết ghi nợ đã được đổi hình thức từ ghi trên cánh cửa bằng phấn trắng giờ đã được ghi trong: “cuốn

sổ học sinh trăm trang quăn queo góc”. Hành động đó nhìn sơ qua được

xem là hành động đầy tính nhân văn của chủ quán. Nhưng sự thật trái ngược hoàn toàn: “nó cười khì, nói khỉ họ, tại bây giờ dân xóm mình đông, đâu có

cánh cửa nào ghi cho nổi…” [40, tr.141] để những vết mực đỏ như là vết

xước đầy sót xa cho cả người đọc lẫn người viết.

Cái nghèo cái đói như ám ảnh đeo bám con người, không để cho họ bất kỳ lối thoát nào. Chuyện lo miếng ăn hàng ngày đã là một vấn đề đáng lo ngại, làm sao cho con no cơm ngày ba bữa đã làm cho bà mẹ trong Chỉ là ghi lại

một trưa vô tình không giống những người mẹ bình thường khác khi nói về

đứa con bốn tháng tuổi của chị bị lão hàng xóm sáu mươi chín tuổi xâm hại tình dục. Đúng nghĩa đó theo hình dung thì phải là người mẹ gầy yếu, dịu dàng và đau khổ với những giọt nước mắt lăn dài trên má xót thương, những lời kể bi lụy về đứa trẻ với nỗi ám ảnh tuổi thơ hay chuyện trinh tiết. Nhưng nỗi lo của chị là nỗi lo trước mắt về tương lai gần hơn. Ngày mai sẽ ra sao: “thằng em

trai suy dinh dưỡng” và “đứa con cần bú, và nó thì quá gầy gò sau một biến cố

không ngờ” hay “đứa con gái lớn tới tuổi vào lớp một, thằng em trai kế với dị

tật trên mắt không biết chữa được không” [39, tr.22-23]. Chuyện về cuộc sống

ngày mai sẽ ra sao khi những con người chị yêu thương kia không thể đi học, không được chữa bệnh và đứa em trai suy dinh dưỡng không được ăn no. Quả thật chuyện miếng cơm manh áo ghì sát đất thì làm gì chị có thể lo xa hơn những vấn đề tổn thương của người dư giả. Nói như vậy không có nghĩa là chị không yêu thương con mà để thấy được tình yêu của chị - một người mẹ nghèo. Nói như Nguyễn Ngọc Tư ở cuối tản văn: “Những điều cần cho tâm hồn, lúc

bụng no mới nghĩ tới được…” [39, tr.23]. Đó là lời tâm sự của người mẹ nghèo

Bên cạnh việc quan tâm đến cuộc sống nghèo khổ ở nông thôn, Nguyễn Ngọc Tư còn hết sức quan tâm đến cuộc sống thời kinh tế thị trường với vấn đề đô thị hóa nông thôn. Cuộc sống của người nông dân khi được sự “quan tâm

không triệt để” của nhà nước trong thời đổi mới cũng không sung sướng gì cho

cam. Trước thực trạng đó Nguyễn Ngọc Tư đã nói lên tất cả dưới cái nhìn của người dân. Không đanh thép, dữ dội nhưng cách nói của chị “thấm” bởi sự ngọt ngào, sắc lẻm vào nỗi đau của người nông dân trong quá trình đô thị hóa. Đó là công cuộc: “người ta dẹp chợ Nhà Lầu cùng với công viên đằng trước nó lấy

chỗ cho cao ốc sáu tầng mọc lên vắt bóng qua tận bên kia sông” [40, tr.84].

Rồi giọt nước mắt rơi xuống cho linh hồn thành phố và số phận những người neo đậu vào chợ. Nơi để họ bươn trải kiếm sống nhưng rồi giờ không còn gì ngoài đống gạch đổ nát. Anh thợ sửa đồng hồ, người sửa khóa và cả bà già bán chuối ngào đường biết tìm bóng mát nào cho cuộc mưu sinh.

Đằng sau khu đất quy hoạch dành cho khu công nghiệp là những dự án định cư minh chứng cho cuộc sống mới văn minh và hiện đại. Người đi

ngang cửa là câu chuyện của khu dân cư mới trong công cuộc đô thị hóa. Câu

chuyện mang đậm tính thời sự nhưng chưa bao giờ được giải quyết triệt để mà vẫn là dấu chấm lửng bỏ ngỏ về những lời hứa hẹn: “khu tái định cư phường X, như một lời hứa hẹn sẽ rất hiện đại và sang trọng, trung tâm hành chính,

những trường cấp một, hai, ba” [39, tr.162]. Nhưng mãi: “Khu quy hoạch vẫn

còn dang dở, mở đường tới đâu người ta xây cất nhà theo tới đó, hết đường

thì sậy mọc che giấu những thân phận bí ẩn khác” [39, tr.163], những người

dân nơi đây chưa sẵn sàng cho cuộc sống này, họ mãi vẫn chỉ là vị khách lạ lạc lõng buồn bã ngay trên chính quê hương mình. Rồi đây cuộc sống của họ sẽ ra sao khi con đường nhựa sẽ chiếm lấn những hàng lau sậy. Khi đó một là họ phải chuyển đi, hai là phải xây nhà lầu cho đúng với yêu cầu của khu tái định cư mới. Họ xây nhà bằng gì? Bằng tiền chạy xe ôm, tiền bán mớ rau, hay

tiền bán cá? Người dân chỉ biết nhìn hàng lau sậy mịt mùng như chính tiền đồ tương lai của họ. Mọi người chưa được chuẩn bị để có thể thích ứng với cuộc sống của khu đô thị mới, bởi người nông dân quen chân lấm tay bùn, quen cuộc sống bình dị nơi vùng quê nghèo với mớ rau, mớ tép cũng qua ngày.

Hiện thực cuộc sống mà nữ nhà văn này đề cập đến không chỉ là cái nghèo của người dân Nam Bộ, những khó khăn trong những khu tái định cư mà người dân phải ép mình cho vừa nhưng không thể vừa nổi mà chị còn mang đến sự thú vị khi bàn tới những vấn đề mang tính xã hội, những cảm thức vượt ra khỏi con mương – lau sậy. Chị viết về vấn đề cái ác, sự gia tăng bạo hành trong cuộc sống hiện đại với vấn đề thời sự nổi cộm thường ngày mà báo chí vẫn không thôi nhắc đến. Tản văn Nguyễn Ngọc Tư như lời thủ thỉ tâm tình nhưng lại chứa đựng một cái nhìn rất tinh tế. Đó là góc khuất mà con người vô tình để chìm khuất đi như trong Gọi tên nỗi sợ. Ngày thơ bé nỗi sợ mang tên “ông Chà Và” với câu chuyện truyền thuyết mơ hồ nhưng nỗi sợ hoang đường đủ để những đứa trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình và dần hình thành nhân cách. Nỗi sợ càng lớn lũ trẻ con lại càng uốn nắn hành vi của mình. Nhưng khi lớn lên chúng không còn sợ “ông Chà Và” nữa mà sợ những con người hiện hữu có thật trên đời:

Giờ thì con chị bán cá ngoài chợ trời sợ công an, vì ông hay đuổi má nó chạy dài vào những ngày lễ lớn. Con chị bán bánh sợ bà cho vay nặng lãi ở xóm vẫn hay chửi xói vào nhà. Con anh thợ hồ sợ chính ba nó những ngày say rượu về gây gổ đuổi đánh vợ con. Bọn nhỏ còn sợ cô giáo hay vơ lấy tất cả những thứ cô lấy

được trong tay để làm roi [41, tr.34].

Nỗi sợ ngày càng chuyển đổi đối tượng và giải thiêng theo thời gian, chú công an kia đại diện cho chính nghĩa nhưng sao chỉ giỏi rượt đuổi mẹ nó. Còn nếu tên trộm còn biết sợ công an thì sẽ không có trộm cắp, cướp giật. Nó nghĩ

vậy. Nhưng làm sao được khi nỗi sợ đã mất, mọi suy nghĩ con người trở nên tiêu cực:

Cả thần thánh cũng giải thiêng rồi, cũng gây cho người ta

cái cảm giác có thể mua được”,“bình thường thôi, không đáng

tin”, giống như pháp luật đã yếu mà còn mua được, lệ làng đã cũ

mà còn mua được. Chúng ta còn gì để tự điều chỉnh hành vi của mình những lúc bản năng tà ác ngoi lên, biết lấy nỗi sợ nào để

chế ngự nó? [41, tr.36].

Khi không còn nghĩ đến nhau, bị che mắt bởi phù hoa con người sẵn sàng chà đạp lên nhau mà chạy đến lợi ích vật chất, đó là những gì Nguyễn Ngọc Tư muốn nói đến. Chị nhận ra khi người ta không còn biết hoảng sợ điều gì thì đồng nghĩa luân lý, đạo đức xã hội đi đến ranh giới của sự tha hóa. Đồng tiền của xã hội hiện đại làm đảo ngược các giá trị đạo đức – đó là một lời cảnh báo từ phía chị.

Cũng vẫn là vấn đề đạo đức con người được chị thổ lộ trong Mương

rộng hào sâu cuộc sống của con người khi: “Con mương được đào chỉ là lúc

lập vườn, người ta cần đất để lên liếp… Mùa gặt, lần xuồng theo đường

nước ấy chở lúa từ ngoài ruộng sau về sân phơi cũng tiện” [41, tr.98] hay

Những thứ cây mọc hai bên bờ mương không quan tâm đó là biên giới

[41, tr.98]. Lúc đó, con mương gần như là nơi tập trung vui đùa nơi tụ tập của những đứa trẻ cùng chia nhau từng quả ổi sẻ xanh chát, cùng nướng con cá lóc bên mương chia nhau ăn xong còn dính bụi tro, hay đơn giản chỉ là nơi chúng thi nhảy qua nhảy lại giữa hai nhà. Còn đối với người lớn, mương là nơi mọc của quả bầu, quả bí để chia nhau mà không ai quan tâm con mương đó thuộc phần đất của ai. Cái cảm giác của cuộc sống ấy mới vui vẻ thoải mái biết chừng nào.

thành – cái ranh giới từ trong lòng con người, cho đến một ngày những đứa trẻ từng chia nhau quả ổi, chén chè lại: “ai có gậy cầm gậy ai có dao cầm dao, máu vằn tia trên mắt, đứng hai bên bờ lăm le xông vào nhau chỉ vì cái ranh đất đổ bằng bê tông không thẳng. Xê dịch một tấc, nghĩa là được/ mất

một tấc vàng” [41, tr.100]. Chung quy lại, con người thay đổi cũng là vì

đồng tiền cho cuộc sống mưu sinh, những khuôn mặt đã già đi, quắt queo lại vì nhọc nhằn toan tính. Thay vì đào mương để cùng nhau san sẻ yêu thương, họ “đào” vào lòng nhau những vết đau, những toan tính vụ lợi, con mương xưa kia giờ cạn khô nước, cạn khô tình người. Để dòng nước mát tắm táp cho ngày hè oi ả xưa kia giờ chỉ là dòng nước tắm hận thù, ganh tị.

Một xã hội hiện đại cũng tồn tại mặt trái của nó, nạn chăn dắt trẻ em, lợi dụng trẻ em như một công cụ kiếm tiền là một biểu hiện được Nguyễn Ngọc Tư đề cập trong Có còn người không?. Bằng thái độ quyết liệt mạnh mẽ, chị chỉ ra: “hình ảnh của thằng bé ăn xin. Nó nhỏ đến mức chỉ biết khóc. Ở truồng

và khóc. Uớt và khóc. Bị đánh đau và khóc.” Và “Có đứa thậm chí còn không

biết khóc. Nó ngủ mềm oặt, xanh rớt trên tay người đàn ông ngồi ở một góc

đường” [40, tr.134]. Chúng gào xin đám đông cho chúng chút tiền đem về cho

bọn chủ chăn dắt để có miếng cơm bỏ bụng, có chỗ ngủ và để thoát đòn roi. Đáp lại tiếng kêu khóc, lời van xin bằng sự im lặng vô tình. Không một Lục Vân Tiên nào ra tay cứu giúp hay thế giới này không còn Lục Vân Tiên? Lũ trẻ chỉ biết gào khóc trong vô vọng dưới sự thờ ơ lạnh nhạt của đám đông. Thậm chí chị còn chỉ thẳng vào sự vô tâm của những tổ chức đại diện cho nhân quyền. Chị nói trong dòng nước mắt, trong nỗi đau và sự bức xúc về một xã hội mệnh danh bảo vệ trẻ em: “Thử coi người ta bất lực, rụt rè, ngại khó bao

nhiêu” hay “Thử coi nhà chức trách đã làm gì để bảo vệ pháp luật , quyền con

người, quyền được sống được vui chơi? Trẻ con họ không che chở được, thì họ

Đối với các hiện tượng xã hội, mỗi nhà văn lại có cách nhìn nhận khác nhau, Nguyễn Ngọc Tư - một nhà văn trẻ có cách nhìn bao dung hơn nhưng không phải vì vậy mà chị phớt lờ, thờ ơ với thói hư tật xấu của xã hội hiện đại và hệ quả được đề cập trong Giữa người với người. Chị nhận ra hai mặt của mạng xã hội “face book” – một sản phẩm của xã hội hiện đại. Chị không phủ nhận những lợi ích tích cực mà mạng xã hội mang lại: “Nó giúp em tìm lại rất nhiều bạn học cũ, tham gia những chuyến từ thiện quen và yêu anh y sĩ đẹp trai” [41, tr.7]. Nhưng chị cũng không tha thứ khi vạch mặt những tiêu cực:

Chỉ với chiếc điện thoại thông minh buộc vào mạng xã hội là thành một cần

câu, anh y sĩ ung dung biến ca trực của mình thành buổi câu tin nóng hổi”

[41, tr.6], góp phần đường ai nấy đi cho cuộc tình đẹp trước sự tiếc nuối của người mẹ vì: “thấy nó hiền queo, có gì để chê đâu”. Nhưng cái hiền hiền ấy được nhìn nhận ra sao nếu con người bận nghĩ gì khác ngoài cứu người: “một người thấy cô gái trèo thành cầu để nhảy sông tự vẫn, anh ấy đắn đo không biết nên giữ cô gái lại, hay cứ để cổ nhảy và ta chụp ảnh đem lên mạng hái

hàng trăm cái tặc lưỡi xuýt xoa” [41, tr.7]. Từ bao giờ giữa người với người

lại có những rằn ranh rào cản ngăn cách nhau bằng thứ gọi là tình người mang tên của cái xã hội hiện đại, thứ dùng để chia sẻ vô tình lại trở thành thứ chia rẽ. Chính giây phút đắn đo ấy cũng đủ cho ta thấy được sự đáng sợ của lòng người, giá trị đạo đức đã tha hóa, tình thương giữa người với người cũng thật đáng nguy. Xã hội ngày càng hiện đại thì tình thương con người với nhau càng bị coi rẻ, đến đồ dùng – đồ chơi mà cũng điều khiển được hành vi con người thì đó quả là một xã hội đáng báo động mà Nguyễn Ngọc Tư muốn phản ánh.

Vấn đề hiện thực đời sống luôn được các nhà văn khai thác để làm đề tài sáng tác. Song mỗi nhà văn đều có cách nhìn nhận, đánh giá và cũng có những điểm nhìn khác nhau để làm nên cái riêng trong từng sáng tác và phong cách

viết khác nhau. Ý thức được điều đó, các sáng tác của mỗi nhà văn đều có điểm riêng biệt. Nếu tác giả Dạ Ngân thường đau đáu, ngẫm ngợi về một thời đạn bom mà cả dân tộc đã đoàn kết đấu tranh và hi sinh trong cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ và Pôn Pốt đau khổ của thế kỷ trước được thể hiện rõ trong hai tập tản văn Phố của làng Gánh đàn bà thì Nguyễn Ngọc Tư lại thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)