6. Cấu trúc của luận văn
3.2.1 Biểu tượng “sông”
Dòng sông có thể coi là nơi nảy sinh các nền văn hóa, văn minh nhân loại, không phải ngẫu nhiên mà các nền văn minh cổ đại đều được khai sinh bên các dòng sông như văn minh sông Hằng (Ấn Độ), văn minh sông Hoàng Hà (Trung Quốc) hay nền văn minh sông Hồng, sông Cửu Long của Việt Nam. Dòng sông là một trong những cổ mẫu của văn hóa nhân loại, là biến thể của mẫu gốc nước. Sông một mặt mang ý nghĩa biểu trưng của nước nhưng cũng có hướng nghĩa riêng mang đặc điểm của bản thể. Chính vì vậy mà trong các sáng tác có rất nhiều tác giả đã sử dụng biểu tượng sông trong quá trình sáng tác như là một công cụ biểu đạt tư tưởng, một phương tiện trữ tình. Qua khảo sát tản văn Nguyễn Ngọc Tư, “sông” xuất hiện 93 lần trong 102 tản văn.
Dòng sông tượng trưng cho dòng chảy vô thường của đời sống với vô vàn những đổi thay, với đặc điểm bản thể là một dòng chảy không bao giờ ngơi nghỉ, dòng sông biểu tượng cho dòng đời. Sông, định mệnh của nó là cuồn cuộn chảy nên dòng đời đã đưa bao nhiêu con người theo sông đi đến những miền đất khác: “Gốc Bạc Liêu của họ Nguyễn nào đó trôi dạt từ miền
sông Gianh, sông Hiếu” [41, tr.23]. Không biết vô tình hay hữu ý mà người
phụ nữ mang tên Tám Lê trong Chợ trôi vẫn mãi nghe một bài như là định mệnh cuộc đời mình gắn với bài hát: “Ai cũng biết chiếc ghe đó vẫn thường
chính chị cũng biết cuộc sống, số phận của mình gắn liền với con sông cũng như dòng chảy của nước, cứ xuôi theo dòng nước đi mãi. Dòng sông - dòng đời đưa đẩy cả cuộc đời Tám Lê tới kiếp lưu lạc thương hồ. Sự sống của dòng sông là sự trôi chảy, chuyển dịch vận động không ngừng, càng trôi càng thay đổi, càng trôi càng mở rộng, có lúc bình yên, êm ả thì cũng có lúc cuộn trào những mạch sống ngầm giận dữ đi tìm lẽ sống cho chính mình. Đó là thực tế của sự biến đổi, chuyển vần không ngừng. Hơn tất cả, dòng sông gợi sự trôi chảy mải miết của dòng đời đi cùng với nỗi ám ảnh nhỏ bé, hữu hạn của kiếp người, mọi thứ tốt – xấu, được – mất chỉ là phù du. Cảnh vật trên sông đã khiến cho nhân vật trong Xứ sương thấm thía về sự được mất, vô thường:
Em kể hôm cưới sương mù cũng nhiều như chiều nay, đón dâu từ bãi sông lên đến nhà trai, đoàn người ướt rượt. Cả xóm coi đám cưới em là cổ tích – Lọ Lem không cha, cư dân trôi nổi của bãi sông, lấy chồng phố cổ. Nói tới đó, em ngó xuống cánh tay bó bột của mình. Đoạn xương ống gãy lìa bởi cú đánh thô bạo của người mà một ngày
sương năm trước là chàng rể xùng xình trong bộ com lê [41, tr.127].
Nhận ra sự biến dịch vô cùng của dòng đời và sự hữu hạn của con người, sông cùng với biến thể sương đã nhìn xuyên thấu con người, chứng kiến mọi nỗi đau thương. Sông đủ bình tâm, từng trải trước mọi nỗi đau cuộc đời để ngắm nhìn từng khuôn mặt để an ủi vỗ về, xoa dịu nỗi nhọc nhằn theo cách của riêng mình.
Với đặc tính của mẫu nước, dòng sông là nguồn sống khi mang lại nguồn lợi kinh tế tôm, cá,… sự sống cho những người dân chài, bồi đắp phù sa cho mảnh đất màu mỡ làm nên vựa lúa lớn nhất Việt Nam. Lúc ấy dòng sông hiền hòa cứ lặng lẽ trôi và đắp xây tình yêu cho mảnh đất quê hương như người mẹ tần tảo lo cho đàn con. Thiên nhiên ưu đãi với con người nên tính tình của người dân Nam Bộ cũng phóng khoáng như dòng sông:
Một dòng sông lẻ, chảy hiền, dáng vẻ hơi hưu quạnh như thể ở bên rìa đời, không nhiều người biết không nhiều người lại qua nhưng nó vẫn sống tất tả một đời sông. Cũng chảy ngược xuôi mê
mải, cũng nhiều tôm cá, cũng nước ngầu ngầu phù sa [41, tr.77].
Một mặt sông có thể nuôi sống, đem lại mọi điều tốt đẹp cho con người, nhưng mặt khác với quyền định huyền bí, dòng sông ấy vẫn có thể trở thành nguồn chết. Nó tiềm ẩn những hiểm họa mà con người không ngờ tới: “Mùa lũ
nước dâng trắng trời, tràn đồng hết” [40, tr.146]. Ám ảnh về cái chết của đứa
con trai trong Mưa chân trời: “Tháng bảy này năm ngoái, anh mất đứa con
đầu lòng khi nó đi xúc cá lia thia, bị chết đuối” [41, tr.31] hay “Một năm sau
cái Tết Mậu Thân, bà ngoại vẫn không dám ăn tôm cá ngoài sông vì sợ chúng
rúc rỉa những mảnh người trôi dạt. “Là máu thịt đồng bào mình…” và “kẻ
khuất sông đưa về đồng bãi, kẻ sống sông che chở trong lòng” [40, tr.77 - 78].
Dòng sông trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, còn là nơi nuôi dưỡng tinh thần con người, gợi nhắc sự thiêng liêng trong sạch, để gột rửa và thanh lọc tâm hồn: “thử nhìn mây trời mà tưởng tượng mơ mộng, thử học mót chút
nào sự khoáng đạt của sông” [40, tr.79]. Sau những tất tả lo toán, tính toán và
bon chen của cuộc đời, con người dừng lại và tự hỏi: “Trong cuộc đời, ta có những gì?” chỉ xin chút bình yên cuối đời, xin cái thanh thoát, không gò bó như dòng sông. Như Nguyễn Huy Tưởng đã từng thốt lên rằng: “Này nhé:
này là dòng sông/ Định mệnh cứ cuồn cuộn chảy” [16].