Nhân vật luôn yêu thương và khát khao yêu thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 64 - 68)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.2 Nhân vật luôn yêu thương và khát khao yêu thương

Cuộc sống là những khoảng lặng đầy trăn trở. Có thể do cuộc sống có quá nhiều nhọc nhằn toan tính khuất lấp điều tốt đẹp. Nhưng rõ ràng tình cảm là thứ vẫn còn tồn tại giữa cuộc đời thực. Tình cảm dù có mong manh nhưng vẫn là nơi neo đậu, vực dậy bao nhiêu mảnh đời. Trong cuộc đời cần lắm tình yêu thương, nói như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Sống trong đời sống cần có một

tấm lòng” và cứ để gió sẻ chia mang yêu thương đến với mọi kiếp người.

Nguyễn Ngọc Tư đã rất tinh tế nhận ra tình cảm ở quanh ta, một chút san sẻ, hiểu nhau, bên nhau cũng là tình cảm. Tình cảm - tài sản vô giá luôn sẵn lòng đi vào từng ngóc ngách con tim xóa tan mọi rào cản và khổ đau của cuộc đời. Tài sản quý giá mà Nguyễn Ngọc Tư góp nhặt trên đường đi của mình để làm nên những nhân vật luôn biết yêu thương và khát khao yêu thương.

Nguyễn Ngọc Tư trân trọng, nâng niu tình cảm, điều đó được thể hiện trong Làm tổ cho nhau: “Ở xẻo Rô này, một đôi vợ chồng trẻ làm tổ cũng

làm chộn rộn người trong xóm” [41, tr.26] hay “Đám đàn ông chia việc

nhau người lợp mái người ven vách. Cánh phụ nữ trong nhà chia lo việc

trà nước, nấu cơm. Ai rảnh tay thì chẻ lạt, tề đầu lá” [41, tr.27]. Người ta

giúp nhau làm mái nhà, vật liệu thì thiên nhiên sẵn có, công làm được láng giềng cùng nhau chung sức. Ngôi nhà là tổ ấm riêng cho những cặp vợ chồng ra riêng. Nhưng hơn hết đó là tình làng nghĩa xóm, ân tình của những người nghèo dành cho nhau, không tiền của, không bạc vàng nhưng tình nghĩa. Thứ tình nghĩa mà ngàn vàng không mua nổi giữa thời cuộc này. Làm xong nhà, gia chủ sẽ đãi cặp vịt nhậu tới bến, không cầu kì, cũng như tình cảm con người không cần ngọc lụa, không cần lời hoa mĩ. Khi trong xóm có xích mích lại rất dễ dàng bỏ qua cho nhau, bởi lẽ làm sao quên được cái ân tình thủa khốn khó, làm sao giận người đã từng chung đầu dựng cái cột, lợp mái nhà cho mình.

Nguyễn Ngọc Tư hiểu về cái nếp ăn ở của người dân nơi đây, giúp nhau làm nhà như một kiểu thảo thơm chân tình chia nhau bát chè giữa trưa nóng. Chè ngọt và mát đến tận tim can xua đi mọi kì thị, toan tính chỉ còn lại là tình thương con người với con người. Chị kể về họ một cách giản dị, kể nhanh nhưng không vì thế mà hình ảnh về tình cảm thảo thơm ấy nhạt nhòa. Nó mãi hiện lên một cách đẹp nhất như “kì quan” của lòng người.

Cuộc sống vốn là một khối phức tạp về cả vật chất lẫn tinh thần. Trong quá trình con người cọ xát để mưu sinh, tồn tại người ta quen xô đẩy đua chen nên đôi khi xuất hiện những hành động đẹp, việc làm nghĩa lại trở nên lạ lẫm. Con người quen được nhận hơn là cho đi, thì sự xuất hiện những người chỉ cần cho đi không cần nhận lại càng trở nên hiếm hoi và có thể lại là trường hợp đặc biệt. Giống như đứa bé bị thiểu năng trí tuệ trong Vài ba trăng khuyết khi cô bé chăm dì ở bệnh viện: “Những buổi sáng khi mười mấy con người ở phòng nhao nhao rối bời với việc tắm giặt, chải chuốt, ăn uống, thì em bò ra chùi rửa, quét

dọn hành lang, mấy cái phòng vệ sinh nhớp nháp” [39, tr.157]. Một hành động

đẹp giữa muôn ngàn những con người toàn vẹn, hiểu biết. Lòng cô bé rộng và đẹp biết bao khi biết sẽ chẳng ai biết ơn mình, nhưng em vẫn cho đi dù không nhận lại gì. Đối với người dì luôn cáu gắt, bực dọc mà rầy la em suốt ngày

Nhưng em chỉ toe miệng cười, lăng xăng đấm bóp, đi mua cơm, giặt giũ quần

áo…”. Cô bé đẹp một vẻ đẹp hao khuyết, nhưng đã “sống đầy” với mọi người. Và cũng từ hình ảnh cô bé ấy, làm chị nhớ lại hình ảnh của một anh thiểu năng trí tuệ tên “Lủ khùng”, anh cũng có những hành động được coi là người sống đầy yêu thương: “Đám tang nào anh Lủ cũng tới, phụ lo trà

nước và đánh trống.” “Giữa hai hồi trống, thấy cỗ áo quan tài nguội

lạnh, anh đi sửa lại cây đèn cầy nghiêng, đốt giấy vàng bạc, thắp

nhang…” [39, tr.158-159]. Quả thật người như anh và cô bé kia ở nơi nào

Cái tinh thần sống là để “gieo mầm” yêu thương được Nguyễn Ngọc Tư gặp ở rất nhiều nơi. Họ là con người nhỏ bé vô danh với những hành động nhỏ nhưng cũng đủ để minh chứng cho một thế giới vẫn còn yêu thương dù hiếm hoi, hành động làm nên sự sống ấm áp khi con người ta bận bịu trên con đường mưu sinh, làm lòng người mát rượi bởi những thảo thơm hiếm hoi giữa cuộc đời.

Trải lòng mình cùng đất trời và con người, Nguyễn Ngọc Tư mang đến cho tản văn những cảm xúc khác nhau, đằng sau yêu thương được nhìn thấy, đón nhận. Không phải đôi ba lần chị đã tự bộc bạch tình cảm của chính mình, bởi bản chất của tản văn là cảm xúc thật của chính người viết.

Trong Công viên chiều nghi ngại, chị nghi ngại khi nghĩ về hai mẹ con người ăn xin kia chỉ đóng kịch để lừa tiền thiên hạ, nhưng chị cũng thương và sẵn lòng nghe câu chuyện của họ từ người bán Nước Bưởi.

Chị không bao giờ ngưng tin yêu cuộc đời” và nghĩ về chiều nay hai mẹ

con ấy có đi ngang qua công viên này, chị sẽ “” lại con tim mình để biết yêu thương hơn. Cũng từ cảm xúc của chính mình, chị tâm sự trong Một

thế gian thênh thang về cuộc sống đương thời với những vụn vỡ, con

người không còn tin yêu nhau để phải tự tâm sự với chính mình qua những hộp thư cùng tên người gửi và nhận. Đó là trò chơi một mình bởi hai lí do hoặc cái hộp thư quá chu đáo hiểu mình đến từng ngóc ngách hoặc quá quen với cô đơn. Con người không tìm được người để xan sẻ hay không còn tin vào nhau nữa để tâm sự. Tất cả khiến chị phải thốt

lên“thế gian thênh thang vậy mà không có ai tri ân hết?” [39, tr.113].

Lang thang một mình trong suy nghĩ buồn phiền thật nhạt nhẽo, đôi khi là vô vị, sống trong vô vàn con người mà ta lại chỉ có thể nói chuyện với chính bản thân và nhốt mình trong Hang động, thay vì nhốt bản thân trong một ngôi nhà kín bưng thì con người hiện đại còn nhốt cả suy nghĩ,

tâm hồn mình trong cái hang. Họ lựa chọn sự cô độc, rồi cảm thấy sợ cái gọi là bình thường bấy lâu. Lúc ấy họ khao khát nghe được một tiếng người để có thứ gọi là yêu thương và nhẹ bớt cõi lòng.

Nguyễn Ngọc Tư đã chứng minh: chân lý cuộc sống là những giấc mơ có thật mang tên yêu thương. Cuộc sống luôn cần những con người khát khao yêu thương để gánh đời nặng trên vai có thể nhẹ nhàng, bình yên hơn.

Tiểu kết chương 2

Các tản văn của Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện nội dung là những tiếng nói khác nhau muôn hình vạn trạng của cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhà văn đã góp tiếng nói của mình cho những vấn đề xã hội, con người và dần khẳng định phong cách văn riêng mang thương hiệu của chính mình. Với khả năng thể hiện sự phong phú, đa dạng các đề tài sáng tác qua ba cảm hứng chủ đạo: cảm hứng về các vấn về của hiện thực đời sống; cảm hứng hướng về quê hương nguồn cội và cảm hứng hoài niệm, chị đã phần nào nói lên tiếng nói, quan điểm và sự đánh giá của mình về các vấn đề thời sự xã hội, trực diện thể hiện thái độ và cách nhìn trước vấn đề của đời sống thông qua hệ thống các nhân vật. Nguyễn Ngọc Tư cho người đọc có cảm nhận thú vị hơn về các vấn đề của cuộc sống hiện đại và con người ngày nay.

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ – NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)