7. Kết cấu của luận văn
1.2. NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.3. Tổ chức kiểm tra kế toán
Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những khâu quan trọng trong tổ chức kế toán nhằm bảo đảm cho cơng tác kế tốn được thực hiện đúng quy định, có hiệu quả và cung cấp được thông tin phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp. Về lâu dài, tổ chức kiểm tra kế toán sẽ được thực hiện thông qua hệ thống kiểm tốn mà trong đó kiểm tốn nội bộ có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng.
Kiểm tra kế tốn là sự kiểm tra trong nội bộ hoặc của các cơ quan chức năng của nhà nước và các cơ quan chủ quản cấp trên đối với việc chấp hành các chế độ, thể lệ nhà nước ban hành về kế toán ở các đơn vị, bao gồm kiểm tra việc tính tốn, ghi chép, phản ánh trên các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán; kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ kế tốn, tài chính, việc tổ chức cơng tác kế toán và bộ máy kế toán, việc chỉ đạo cơng tác kế tốn và việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán trưởng. Kiểm tra kế toán phải được thực hiện thường xuyên, liên tục có hệ thống. Mỗi đơn vị kế tốn độc lập phải được cơ quan chủ quản kiểm tra kế tốn ít nhất mỗi năm một lần và phải được tiến hành trước khi xét duyệt quyết toán năm của đơn vị.
- Nội dung của kiểm tra kế toán:
+ Kiểm tra việc thực hiện các nội dung cơng tác kế tốn; + Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; + Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán; + Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán. - Nhiệm vụ của kiểm tra kế tốn là:
+ Kiểm tra tính chất hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh; + Kiểm tra việc tính tốn, ghi chép, phản ánh của kế toán về các mặt chính xác, kịp thời, đầy đủ, trung thực, rõ ràng; kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ kế toán và kết quả cơng tác của bộ máy kế tốn;
50
- Thơng qua việc kiểm tra kế tốn mà kiểm tra tình hình chấp hành ngân sách, chấp hành kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp, thanh toán; kiểm tra việc giữ gìn, sử dụng các loại vật tư và vốn bằng tiền; phát hiện và ngăn chặn các hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ kinh tế tài chính.
- Qua kết quả kiểm tra kế toán mà đề xuất các biện pháp khắc phục những khiếm khuyết trong cơng tác kế tốn, trong công tác quản lý của doanh nghiệp.
Công việc kiểm tra kế tốn có thể được tiến hành định kỳ hoặc bất thường và thường bao gồm các nội dung:
- Kiểm tra việc vận dụng các chế độ, thể lệ chung của kế tốn vào tình hình cụ thể theo đặc điểm của ngành hoặc từng đơn vị. Ví dụ: Kiểm tra việc vận dụng chế độ ghi chép ban đầu của ngành hoặc đơn vị có tính thích hợp khơng; kiểm tra việc vận dụng hệ thống tài khoản thống nhất; kiểm tra việc vận dụng hình thức kế tốn có thích hợp với điều kiện và khả năng của đơn vị không.
- Kiểm tra chứng từ: là nội dung chủ yếu của việc kiểm tra trước trong nội bộ đơn vị. Kiểm tra chứng từ là một khâu quan trọng gắn liền với việc kiểm tra từng nghiệp vụ kế toán đối với các cuộc kiểm tra thường kỳ hoặc bất thường của đơn vị cấp trên hoặc cơ quan tài chính. Chứng từ được kiểm tra chủ yếu theo các nội dung: tính hợp pháp, tính hợp lệ của chứng từ.
- Kiểm tra việc ghi chép vào các sổ kế toán: Kiểm tra việc vào sổ cập nhật, đúng sự thật, đúng với chứng từ kế toán, rõ ràng, rành mạch.
- Kiểm tra việc lập, nộp báo cáo tài chính: Kiểm tra báo cáo tài chính có được lập theo mẫu quy định, đúng pháp luật, trung thực và có được nộp cho các cơ quan, đơn vị theo thời gian quy định.
51
- Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán: Kiểm tra việc phân công, phân nhiệm, lề lối làm việc của bộ máy kế toán.
- Kiểm tra các tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán.