Hoạt động kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ tiến đạt (Trang 28 - 31)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.3. Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát là những chính sách và những thủ tục đối phó rủi ro đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị. Để đạt được hiệu quả, hoạt động kiểm soát phải phù hợp, nhất quán giữa các thời kỳ, có hiệu quả, dễ hiểu được, đáng tin cậy và liên hệ trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát. Hoạt động kiểm soát có mặt xuyên suốt trong tổ chức, ở các mức độ và các chức năng. Hoạt động kiểm soát bao gồm các loại hoạt động kiểm soát phòng ngừa và phát hiện rủi ro.

Cân bằng giữa thủ tục kiểm soát phát hiện và phòng ngừa thông thường là phối hợp các hoạt động kiểm soát để hạn chế, bổ sung lẫn nhau giữa các thủ tục kiểm soát.

Thủ tục phân quyền và xét duyệt

Việc thực hiện các nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi người được uỷ quyền theo trách nhiệm và phạm vi của họ. Uỷ quyền là một cách thức chủ yếu để đảm bảo rằng chỉ có những nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt đúng mong muốn của người lãnh đạo. Các thủ tục uỷ quyền phải được tài liệu

hoá và công bố rõ ràng, phải bao gồm những điều kiện cụ thể.

Tuân thủ những quy định chi tiết của sự uỷ quyền nói trên, nhân viên hành động đúng theo hướng dẫn, trong giới hạn được quy định bởi người lãnh đạo và pháp luật.

Phân chia trách nhiệm

Để giảm rủi ro về việc sai sót, lãng phí, những hành động cố ý làm sai và rủi ro không ngăn ngừa được thì không một bộ phận hay cá nhân nào được giao một công việc từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trách nhiệm phải được giao một cách có hệ thống cho từng cá nhân để đảm bảo sự kiểm tra có hiệu quả.

Bốn trách nhiệm chủ yếu bao gồm uỷ quyền, phê chuẩn, ghi chép, xử lý và đánh giá các nghiệp vụ. Tuy nhiên, cần lưu ý sự thông đồng làm giảm hoặc phá huỷ sự hữu hiệu của KSNB.

Trong một số trường hợp đơn vị có quy mô nhỏ, có quá ít nhân viên để thực hiện việc phân chia phân nhiệm. Khi đó, nhà lãnh đạo phải nhận biết được các rủi ro và bù đắp bằng những biện pháp kiểm soát khác như sự luân chuyển nhân viên. Sự luân chuyển nhân viên đảm bảo rằng một người không xử lý mọi mặt nghiệp vụ trong một thời gian dài. Cũng như, việc khuyến khích và yêu cầu những ngày nghỉ hàng năm cũng giúp giảm rủi ro bằng cách đem lại luân chuyển tạm thời.

Kiểm soát việc tiếp cận tài sản và sổ sách

Việc tiếp cận tài sản và sổ sách phải được giới hạn trong những cá nhân mà họ được giao trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tài sản. Trách nhiệm của người bảo quản tài sản thể hiện qua chứng từ, hàng tồn kho, ghi chép sổ sách. Hạn chế việc tiếp cận tài sản làm giảm rủi ro lạm dụng hoặc làm thất thoát tài sản của đơn vị. Mức độ giới hạn tuỳ thuộc vào rủi ro thất thoát tài sản. Mức độ giới hạn phải được xem xét định kỳ.

Kiểm tra

Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước và sau khi xử lý. Thí dụ, khi hàng hoá bán ra được kiểm tra phù hợp với số lượng đặt hàng hay không. Số lượng trên hoá đơn sẽ được kiểm tra, đối chiếu với hàng hoá nhận về, số lượng trong kho đối chiếu với thẻ kho.

Đối chiếu

Sổ sách được đối chiếu với các chứng từ thích hợp một cách định kỳ. Thí dụ, sổ sách ghi chép tiền gửi ngân hàng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng.

Rà soát việc thực hiện các hoạt động

Việc thực hiện các hoạt động được rà soát dựa trên một loạt các chuẩn mực, nguyên tắc cơ bản, đánh giá hiệu quả và tính hữu hiệu. Nếu sự rà soát cho thấy rằng các hoạt động thực hiện không phù hợp với mục tiêu của tổ chức hoặc các tiêu chuẩn, thì quy trình thực hiện để đạt được các mục tiêu cần phải rà soát lại để đưa ra cải tiến cần thiết.

Rà soát sự điều hành, xử lý và hoạt động

Việc điều hành, xử lý và hoạt động nên được rà soát định kỳ để đảm bảo chúng tuân thủ nguyên tắc, chính sách, thủ tục và những đòi hỏi hiện hành khác.

Giám sát nhân viên (giao việc, soát xét và chấp thuận, hướng dẫn và huấn luyện)

Việc giám sát kỹ càng giúp đảm bảo rằng mục tiêu của tổ chức sẽ được thực hiện. Sự giao việc, soát xét, và chấp thuận công việc của nhân viên bao gồm:

- Sự thông báo rõ ràng, nghĩa vụ, trách nhiệm và sự chịu trách nhiệm giao cho mỗi thành viên.

- Đánh giá một cách hệ thống công việc của mỗi thành viên trong phạm vi cần thiết

- Chấp thuận công việc theo những tiêu chuẩn để đảm bảo công việc được thực hiện đúng định hướng.

Người giám sát cung cấp cho nhân viên những hướng dẫn cần thiết và huấn luyện họ để đảm bảo rằng sự sai sót, lãng phí và hành động sai trái được giảm thiểu và làm cho các nhà lãnh đạo trực tiếp hiểu được và đạt được kết quả.

Theo COSO 2013, Hoạt động kiểm soát gồm những nguyên tấc sau : - Nguyên tắc 10: Đơn vị phải lựa chọn, thiết lập các hoạt động kiểm soát để góp phần hạn chế các rủi ro giúp đơn vị đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận được.

- Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và phát triển hoạt động kiểm soát chung với công nghệ hiện đại để hỗ trợ sự thành công cho việc đạt được các mục tiêu của đơn vị.

- Nguyên tắc 12: Đơn vị triển khai hoạt động kiểm soát thông qua nội dung các chính sách đã được thiết lập và triển khai thành các thủ tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ tiến đạt (Trang 28 - 31)