8. Cấu trúc luận văn
1.6.3. Các yếu tố về phát triển kinh tế-xã hội của địa phương
Chính sách phát triển KT-XH của địa phương chính là chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của địa phương về phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội. Chính sách phát triển KT-XH của địa phương được cụ thể hóa trong các Nghị quyết, Chỉ thị, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực trong từng giai đoạn phát triển.
Chính sách phát triển KT-XH địa phương có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của lĩnh vực GD. Vì vậy, chính sách phát triển KT-XH của địa phương cũng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ QLGD nói chung, CBQL trường TH nói riêng. Nó tác động đến tất cả các khâu trong công tác tổ chức cán bộ như quy hoạch nguồn cán bộ, lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá, xếp loại, đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách và tạo môi trường thuận lợi để phát triển đội ngũ.
Tóm lại, QL nhà trường luôn đóng vai trò định hướng, là một trong những yếu tố mang tính đột phá và quyết định đến chất lượng GD. Vì thế, đổi mới, phát triển đội ngũ CBQL trường học là một đòi hỏi cấp thiết của xã hội hiện nay, nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập khu vực và thế giới.
Tiểu kết chương 1
Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến GD&ĐT, Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng GD là yêu cầu mà xã hội đặt ra mang tính cần thiết. Trong nhà trường nói chung, trường TH nói riêng, việc nâng cao chất lượng GD tác động bởi nhiều yếu tố, các yếu tố có
vai trò của CBQL là chủ yếu và mang tính chất quyết định.
Dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, trong thời gian qua có nhiều tổ chức và cá nhân đã quan tâm nghiên cứu đến nhiều khía cạnh của hoạt động QLGD đáp ứng điều kiện và tình hình mới của đất nước. Tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực QLGD nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về việc phát triển đội ngũ CBQL trường TH thành phố Quy Nhơn đáp ứng đặc điểm tình hình mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD.
Nghiên cứu về vấn đề này, để làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường TH, luận văn đã sử dụng và phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài: QL, QLGD, QL nhà trường…gắn với tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, luận văn cũng làm sáng tỏ những đặc trưng của cấp TH, đó là vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của trường TH; chức năng, nhiệm vụ của người CBQL trường học, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người CBQL trường học trong giai đoạn hiện nay. Bằng những lập luận lôgic có hệ thống, chương 1 đã đưa ra được những nội dung, yêu cầu phát triển đội ngũ CBQL trường TH nói chung, là cơ sở quan trọng để nghiên cứu thực trạng, đánh giá đội ngũ và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường TH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD.
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH