Biện pháp 3: Hoàn thiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 76 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Biện pháp 3: Hoàn thiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,

miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ quản lý các trường tiểu học

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm mục đích giúp ngành GD&ĐT Quy Nhơn lựa chọn được những cá nhân có năng lực QL, có tâm huyêt nghề nghiệp, năng động sáng tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 của Chính phủ; Thông tư Liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 29/5/2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, thì Phòng GD&ĐT có nhiệm vụ và quyền hạn: "Phối hợp với Phòng Nội vụ thực hiện quy trình, trình Chủ tịch UBND cấp huyện: Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, công nhận, không công nhận hội đồng trường các cơ sở GD trực thuộc UBND cấp huyện; quyết định công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở GD ngoài công lập thuộc thẩm quyền QL nhà nước của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật

và phân cấp QL tổ chức cán bộ của UBND cấp tỉnh". Vì vậy, muốn thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL trường TH thì Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu UBND thành phố phương án thực hiện công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng và thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và miễn nhiệm: Đây là một khâu quan trọng trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ QLGD nói chung, CBQL trường TH nói riêng. Kiên quyết không bổ nhiệm những cán bộ chưa đầy đủ tiêu chuẩn; không bổ nhiệm lại những CBQL không hoàn thành nhiệm vụ, năng lực QL hạn chế. Trên cơ sở đó kiên quyết miễn nhiệm những CBQL vi phạm khuyết điểm. Từ đó sẽ tạo sự chuyển biến về nhận thức của đội ngũ CBQL các nhà trường và nâng cao ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng lực QL nhà trường của CBQL.

Đổi mới công tác luân chuyển CBQL các trường TH: Sự phát triển của mỗi nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng không thể không gắn liền với năng lực và trách nhiệm của đội ngũ CBQL trường TH. Vì vậy việc luân chuyển CBQL của các trường học có năng lực đến các trường CBQL còn nhiều hạn chế sẽ có tác động rất tích cực đến công tác QL của các nhà trường. Tuy nhiên, việc luân chuyển còn gặp phải những “rào cản”, do tư tưởng cục bộ địa phương, do tâm lý ngại thay đổi, mối quan hệ cá nhân... của một số CBQL. Để thực hiện giải pháp này cần phải xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc, quyết liệt để tạo ra nhận thức mới trong đội ngũ và phát huy hiệu quả của việc luân chuyển.

3.3.3.3. Lưu ý khi vận dụng

Công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý trường tiểu học:

Phòng GD&ĐT xây dựng phương án nhân sự bổ nhiệm xin chủ trương của Chủ tịch UBND thành phố.

Căn cứ vào danh sách nhân sự đã được Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt, Phòng GD&ĐT tổ chức hội nghị Hội đồng sư phạm tại trường TH có nhân sự chuẩn bị bổ nhiệm để lấy ý kiến tín nhiệm. Để đảm bảo dân chủ, khách quan lấy ý kiến bằng cách bỏ phiếu kín.

Tổ chức lấy ý kiến nhận xét của lãnh đạo địa phương nơi nhân sự đang công tác.

Phòng GD&ĐT thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành. Trường hợp không thống nhất được thì cần báo cáo đầy đủ các ý kiến lên Chủ tịch UBND thành phố xem xét lại phương án.

Phòng GD&ĐT tổ chức hội nghị để thông qua danh sách nhân sự bổ nhiệm được Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt, đồng thời để người được bổ nhiệm trình bày ý kiến cũng như đề án công tác trong nhiệm kỳ của mình để cấp có thẩm quyền cùng cán bộ, công chức, viên chức ở cơ sở xem xét, tham khảo.

Phòng GD&ĐT hoàn chỉnh hồ sơ bổ nhiệm phối hợp với Phòng Nội vụ trình Chủ tịch UBND thành phố chính thức ra quyết định bổ nhiệm.

Công tác bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học:

CBQL ở các trường TH khi hết thời hạn giữ chức vụ phải được đánh giá, xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Người được bổ nhiệm lại phải hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; đạt tiêu chuẩn CBQL quy định tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu trong thời gian tiếp theo. Theo Điều lệ trường TH thì CBQL ở các trường TH đã giữ chức vụ đủ nhiệm kỳ 5 năm đều phải tiến hành bổ nhiệm lại. Đối với CBQL không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ, lệch lạc về phẩm chất đạo đức, không còn đủ tư cách làm CBQL, không đủ sức khỏe để thực hiện chức trách, nhiệm vụ... thì không xem xét bổ nhiệm lại.

CBQL hết nhiệm kỳ tiến hành làm kiểm điểm tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ QL trước hội đồng sư phạm nhà trường, sau đó gửi biên bản về Phòng GD&ĐT.

Phòng GD&ĐT tổ chức lấy phiếu thăm dò ý kiến của tập thể lãnh đạo, GV, nhân viên trong nhà trường. Nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại dưới 50% tổng số phiếu lấy tín nhiệm hợp lệ thì không đề nghị bổ nhiệm lại, nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại trên 50% tổng số phiếu lấy tín nhiệm hợp lệ thì Phòng GD&ĐT trình Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt phương án nhân sự bổ nhiệm lại.

Phòng GD&ĐT tổ chức hội nghị để thông qua danh sách nhân sự bổ nhiệm lại được UBND thành phố phê duyệt, đồng thời lưu ý một số vấn đề liên quan quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ của CBQL trong nhiệm kỳ trước. Phòng GD&ĐT thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành. Trường hợp không thống nhất được thì cần báo cáo đầy đủ các ý kiến lên Chủ tịch UBND thành phố xem xét lại phương án.

Phòng GD&ĐT hoàn chỉnh hồ sơ bổ nhiệm lại, phối hợp với Phòng Nội vụ trình Chủ tịch UBND thành phố chính thức ra quyết định bổ nhiệm lại.

Công tác luân chuyển cán bộ quản lý trường tiểu học:

Việc luân chuyển CBQL ở các trường TH cần phải gắn chặt với công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ, gắn với việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và miễn nhiệm CBQL trường TH. Luân chuyển CBQL cần được tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Điều lệ trường TH quy định: Nhiệm kỳ của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng là 5 năm, mỗi hiệu trưởng giữ chức vụ tại một đơn vị không quá 02 nhiệm kỳ. Tuy nhiên trên thực tế, để nâng cao hiệu quả công tác QL, chỉ đạo thì việc bố trí CBQL ở các trường TH không nên vận dụng thời gian tối đa ở

một đơn vị theo Điều lệ. Việc luân chuyển CBQL phải được tiến hành thường xuyên, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và tùy thuộc vào năng lực của CBQL mà có thể luân chuyển phải chấp hành nghiêm túc quyết định, coi đó là dịp để bổ sung, nâng cao kiến thức thực tiễn, thể nghiệm kiến thức, năng lực của mình, tích lũy kinh nghiệm QL.

Việc luân chuyển CBQL trường TH có thể được tiến hành từ trường ở vùng thuận lợi sang trường ở vùng khó khăn và ngược lại để rèn luyện năng lực QL, tạo điều kiện cho CBQL được luân chuyển về môi trường công tác mới nhằm tạo ra cho tập thể mới một người CBQL tốt, năng nổ, thạo việc, hiểu người, phát huy tính tích cực chủ động, năng động sáng tạo trong việc điều hành QL; đồng thời giúp cho tập thể có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, khắc phục tình trạng trì trệ, bảo thủ, tạo sự công bằng trong đội ngũ CBQL. Cần có ý thức trách nhiệm cao trong công tác luân chuyển cán bộ; tránh tình trạng luân chuyển tràn lan, gây xáo trộn cho tập thể. Chú ý cơ cấu hài hòa, đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa, đoàn kết, hợp tác tốt giữa các lớp CBQL.

Phòng GD&ĐT xây dựng phương án luân chuyển CBQL trường TH một cách cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, chủ động và trình UBND thành phố phê duyệt.

Phòng GD&ĐT tổ chức hội nghị để thông qua danh sách nhân sự luân chuyển được UBND thành phố phê duyệt, đồng thời lưu ý một số vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ ở đơn vị mới.

Phòng GD&ĐT hoàn chỉnh hồ sơ luân chuyển, phối hợp với Phòng Nội vụ trình Chủ tịch UBND thành phố chính thức ra quyết định luân chuyển cho CBQL.

Công tác miễn nhiệm cán bộ quản lý trường tiểu học:

Miễn nhiệm CBQL xin từ chức; CBQL bị kỷ luật cách chức theo quy định; CBQL suy thoái về phẩm chất đạo đức; CBQL có năng lực yếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ thấp;

không đủ uy tín hoặc sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ thì quyết định bãi miễn chức vụ CBQL và bố trí công việc khác.

Phòng GD&ĐT tổ chức nhận xét, đánh giá những đối tượng thuộc diện miễn nhiệm, lập văn bản báo cáo UBND thành phố xem xét, cho ý kiến chỉ đạo giải quyết. Lập hồ sơ miễn nhiệm CBQL trong đó chú ý biên bản nhận xét, đánh giá của lãnh đạo Phòng GD&ĐT (nêu rõ lý do miễn nhiệm), bản tự kiểm điểm của CBQL miễn nhiệm, phối hợp với Phòng Nội vụ trình Chủ tịch UBND thành phố quyết định thôi giữ chức vụ CBQL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)