8. Cấu trúc luận văn
3.6.1. Khảo nghiệm tính hợp lý
Kết quả thống kê ở bảng 3.1 cho thấy các biện pháp do tác giả đề xuất đều được đội ngũ CBQL và cán bộ Phòng GD&ĐT đánh giá là rất hợp lý và hợp lý, đáp ứng với nhiệm vụ nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực QL của đội ngũ CBQL phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.
Mức độ đánh giá hợp lý của các biện pháp không giống nhau, biện pháp 1 (Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về việc phát triển đội ngũ CBQL trường TH) được đánh giá là biện pháp quan trọng có tầm ảnh hưởng đến các biện pháp còn lại, làm kim chỉ nam cho các biện pháp khác, nếu biện pháp 1 không được làm tốt, các biện pháp còn lại sẽ không có cơ hội thực hiện. Tỷ lệ đánh giá mức độ rất hợp lý của biện pháp 1 là cao nhất (91,25%).
Bảng 3.1: Kết quả trưng cầu ý kiến về tính hợp lý của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường TH thành phố Quy Nhơn
TT Các biện pháp ĐVT
Mức độ hợp lý
Rất
hợp lý Hợp lý hợp lý Ít
1
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về việc phát triển đội ngũ CBQL trường TH.
Người 73 7 -
% 91,25 8,75 -
2
Quy hoạch nguồn CBQL và xây dựng tiêu chuẩn CBQL phù hợp với mục tiêu đổi mới GD.
Người 62 18 -
% 77,50 22,50
3
Hoàn thiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL các trường TH.
Người 66 14 -
% 82,50 17,50 -
4
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích công tác tự đào tạo, bồi dưỡng của CBQL và cán bộ dự nguồn trường TH.
Người 69 11 -
% 86,25 13,75 -
5
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá CBQL trường TH.
Người 67 13 -
% 83,75 16,25 -
6
Có các chính sách khuyến khích, đãi ngộ, tạo mọi điều kiện để phát triển đội ngũ CBQL.
Người 60 20 -
% 75,00 25,00 -
Biện pháp 4: “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích công tác tự đào tạo, bồi dưỡng của CBQL và cán bộ dự nguồn trường TH” được cho là rất hợp lý vì đội ngũ CBQL ngày nay cần phải hội đủ 03 nhóm kỹ năng: nhóm kỹ năng nhận thức; nhóm kỹ năng tổ chức; nhóm kỹ năng kỹ thuật.
Biện pháp 2: “Quy hoạch nguồn CBQL và xây dựng tiêu chuẩn CBQL phù hợp với mục tiêu đổi mới GD” và biện pháp 3: “Hoàn thiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL các trường TH" được đánh giá có tính khả thi và đột phá cao.
Biện pháp 6: “Có các chính sách khuyến khích, đãi ngộ, tạo mọi điều kiện để phát triển đội ngũ CBQL” rất được CBQL mong muốn, tuy nhiên trong điều kiện KT-XH của địa phương còn khó khăn do vậy tỷ lệ đánh giá mức độ rất hợp lý là thấp nhất (75,00%).