Biện pháp 5: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 83 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.5. Biện pháp 5: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm

đánh giá cán bộ quản lý trường tiểu học

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của công tác kiểm tra và đánh giá đúng đội ngũ CBQL trường TH là nhằm làm trong sạch đội ngũ, qua đó có kế hoạch đề bạt, luân chuyển, miễn nhiệm, bổ nhiệm và không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ. Làm căn cứ tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ.

3.3.5.2. Nội dung của biện pháp

Để giữ gìn, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL cần phải tăng cường công tác QL, kiểm tra, đánh giá cán bộ theo phương châm: Mọi hoạt động của CBQL phải được kiểm tra, đánh giá. Tăng cường việc kiểm tra, nhận xét, đánh giá của cán bộ, GV đối với CBQL. Quá trình kiểm tra phải có kết luận, đánh giá cụ thể, rõ ràng phải đạt được mục đính là nâng cao chất lượng của đội ngũ CBQL trường TH trong thành phố.

Phòng GD&ĐT nâng cao chất lượng các hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, trong đó trọng tâm là kiểm tra nhà trường nhằm đánh giá đúng thực chất mức độ thực hiện nhiệm vụ của các nhà trường, năng lực sư phạm và phẩm chất đội ngũ, khắc phục bệnh thành tích trong kiểm tra đánh giá nhà trường và GV. Chấn chỉnh nề nếp kỷ cương, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện

tượng tiêu cực trong GD.

Cần đổi mới phương thức, lề lối công tác thanh, kiểm tra ở các cấp QLGD sao cho phù hợp với chủ trương phân cấp trong QLGD. Phòng GD&ĐT cần xây dựng chương trình công tác thanh kiểm tra cụ thể và sát thực tế ở đơn vị trường.

3.3.5.3. Lưu ý khi vận dụng

Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể và chi tiết, chu kỳ kiểm tra thường xuyên, phát hiện những việc nhà trường thực hiện chưa đúng để có hướng khắc phục.

Cần tiến hành thanh, kiểm tra một cách toàn diện, các thành viên trong đoàn thanh tra, kiểm tra phải được tập huấn và phân công nhiệm vụ một cách cụ thể.

Sau mỗi đợt kiểm tra, thanh tra phải có kết luận chỉ rõ những mặt mạnh và những hạn chế để tăng hiệu quả của công tác QL cũng như chất lượng công tác của các trường TH trong thành phố. Nên thông báo để các trường biết kết quả kiểm tra, từ đó các trường, CBQL học tập và rút kinh nghiệm chung.

Phòng GD&ĐT có hướng dẫn cụ thể việc đánh giá CBQL theo chuẩn, GV được tham gia vào quá trình đánh giá CBQL một cách khách quan và chính xác. Kết quả đánh giá CBQL theo chuẩn được thực hiện công bằng ở các trường trên địa bàn thành phố và lấy đó làm căn cứ để khen thưởng, miễn nhiệm CBQL cũng như xét thi đua đối với cá nhân, tập thể nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)