8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường
trường tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.3.1. Thực trạng về việc xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý
Trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GD một cách toàn diện và hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trong thời kỳ CNH, HĐH, việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL phải được thực hiện kiên quyết hơn, muốn vậy việc xây dựng và quy hoạch đội ngũ CBQL trong thời kỳ này càng trở nên cấp bách.
Bảng 2.7: Kết quả đánh giá việc xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường TH thành phố Quy Nhơn
Tiêu chí Tốt Khá Trung bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL 2.7.1 52 65,00 16 20,00 12 15,00 - - 2.7.2 59 73,75 16 20,00 5 6,25 - - 2.7.3 57 71,25 13 16,25 10 12,50 - - 2.7.4 61 76,25 14 17,50 5 6,25 - - 2.7.5 62 77,50 15 18,75 3 3,75 - - 2.7.6 66 82,50 14 17,50 - - - - Tổng 357 74,38 88 18,33 35 7,29 - - Ghi chú:
2.7.1: Xác định mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL đến năm 2020. 2.7.2: Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL có tính khả thi.
2.7.3: Xây dựng tiêu chuẩn giáo viên trong diện quy hoạch đội ngũ CBQL. 2.7.4: Dự kiến các nguồn lực thực hiện quy hoạch.
2.7.5: Lựa chọn các giải pháp thực hiện quy hoạch.
2.7.6: Việc xem xét, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo định kỳ.
Căn cứ vào tỷ lệ đạt được của các tiêu chí thu được ở bảng 2.7 cho thấy tất cả các tiêu chí xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL được cán bộ Phòng GD&ĐT và CBQL đánh giá tốt. Như vậy Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn và Ban giám hiệu các trường TH đã làm tốt vấn đề này, việc xây dựng và bổ sung quy hoạch được thực hiện thường xuyên qua từng năm học.
Tiêu chí 2.7.6 (việc xem xét, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo định kỳ) được đánh giá rất cao với tỷ lệ 82,50%, không có cán bộ đánh giá ở mức độ trung bình và yếu kém. Tiếp theo là ba tiêu chí 2.7.2; 2.7.4 và 2.7.5, tỷ lệ đánh giá đạt ở mức độ tốt là 73,75%, 76,25%, 77,50%. Ở vị trí cuối cùng là tiêu chí 2.7.1 (xác định mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL đến năm 2020) với tỷ lệ đánh giá đạt mức độ tốt là 65,00%. Trên thực tế, việc xác định mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là khó đối với các phòng GD&ĐT nếu không có sự nghiên cứu, giúp đỡ của các nhà chuyên môn, nhà khoa học.
Trao đổi với cán bộ lãnh đạo, nhiều CBQL còn băn khoăn với nội dung “dự kiến các nguồn lực được quy hoạch” và việc “lựa chọn các giải pháp thực hiện quy hoạch” điều đó dẫn tới việc thiếu mạnh dạn trong việc quy hoạch đội ngũ cán bộ trẻ, chưa gắn việc đào tạo bồi dưỡng và bố trí, sử dụng CBQL còn bị động, lúng túng trong việc sắp xếp, quy hoạch CBQL... Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đội ngũ CBQL trường TH chậm được trẻ hóa, thiếu sáng tạo và ngại đổi mới, khả năng tiếp cận cái mới, CNTT hạn chế, làm việc và điều hành bằng kinh nghiệm, mang tính độc đoán, bảo thủ, làm cho chất lượng đội ngũ CBQL trường TH hiện nay ở thành phố Quy Nhơn còn bất cập, chưa thực sự mạnh và đáp ứng với sự phát triển của thành phố đô thị loại I, có vị trí trung tâm GD&ĐT của khu vực Miền trung và Tây Nguyên.
2.3.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL là quá trình đưa CBQL đi học tập bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo hoặc học tập tại chỗ nhằm mục đích cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của người CBQL phù hợp với điều kiện phát triển trong tình hình mới.
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chỉ thực sự có hiệu quả khi Phòng GD&ĐT xây dựng được mục tiêu, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cụ thể, cá nhân CBQL không ngừng phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ công tác QL; có nhu cầu nâng cao kiến thức hay kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Đánh giá hoạt động QL công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL qua 06 nội dung được trình bày ở bảng 2.8.
Bảng 2.8: Kết quả đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường TH thành phố Quy Nhơn
Tiêu chí Tốt Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 2.8.1 57 71,25 17 21,25 6 7,50 - - 2.8.2 56 70,00 18 22,50 6 7,50 - - 2.8.3 71 88,75 9 11,25 - - - - 2.8.4 29 36,25 32 40,00 19 23,75 - - 2.8.5 57 71,25 16 20,00 7 8,75 - - 2.8.6 59 73,75 17 21,25 4 5,00 - - Tổng 329 68,54 109 22,71 42 8,75 - - Ghi chú:
2.8.1: Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBQL. 2.8.2: Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
2.8.3: Cử CBQL đi học các lớp lý luận chính trị hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục. 2.8.4: Cử CBQL đi học đại học QLGD, thạc sĩ QLGD.
2.8.5: Sử dụng CBQL sau khi họ kết thúc khóa học bồi dưỡng hoặc đào tạo.
2.8.6: Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng nằm trong quy hoạch chưa bổ nhiệm chức danh quản lý.
Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL các trường TH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đã được Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn thực hiện tương đối có hiệu quả với tỷ lệ trung bình đạt mức tốt là 68,54%.
Tiêu chí được đánh giá cao nhất là 2.8.3 (cử CBQL đi học các lớp lý luận chính trị hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ QL) với tỷ lệ đạt ở mức tốt là 88,75%. Tuy nhiên qua trao đổi, Phòng GD&ĐT chỉ làm tốt việc cử CBQL đi học nội dung lý luận chính trị còn nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD lại chưa được quan tâm. Tiêu chí 2.8.4 (cử CBQL đi học đại học QLGD, thạc sĩ QLGD) được đánh giá rất thấp, 23,75% cán bộ đánh giá đạt ở mức độ trung bình, nguyên nhân là một số CBQL mong muốn được đi học thạc sĩ QLGD nhưng hiện nay cơ chế còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, qua trao đổi, trò chuyện, có ý kiến cho rằng Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn chưa quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nằm trong diện quy hoạch chưa được bổ nhiệm; hình thức đào tạo bồi dưỡng chưa phong phú, rập khuôn máy móc, chưa thể hiện tính sáng tạo, chủ yếu đưa CBQL đến các cơ sở quen thuộc là Trường Cao đẳng Bình Định và Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố Quy Nhơn. Đối với GDTH, có nhiều nội dung, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ CBQL nhưng chưa được cập nhật, CBQL mong muốn được đi học thạc sĩ chuyên ngành QLGD nhưng còn gặp nhiều khó khăn.
2.3.3. Thực trạng về công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý
Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm đều phải được thực hiện theo quy trình, quy định của ngành GD&ĐT. Cán bộ được bổ nhiệm
hay luân chuyển công tác QL phải đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL. Đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm đội ngũ CBQL trường TH thành phố Quy Nhơn qua 05 tiêu chí thể hiện ở bảng 2.9.
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá về công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm đội ngũ CBQL trường TH thành phố Quy Nhơn
Tiêu chí Tốt Khá Trung bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL 2.9.1 65 81,25 12 15,00 3 3,75 - - 2.9.2 67 83,75 13 16,25 - - - - 2.9.3 59 73,75 21 26,25 - - - - 2.9.4 58 72,50 22 27,50 - - - - 2.9.5 66 82,50 14 17,50 - - - - Tổng 315 78,75 82 20,50 3 0,75 - - Ghi chú:
2.9.1: Xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL.
2.9.2: Thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi nhiệm CBQL theo quy định. 2.9.3: Thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bãi nhiệm CBQL.
2.9.4: Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi nhiệm thực hiện sự động viên, khuyến khích được đội ngũ CBQL.
2.9.5: Luân chuyển CBQL hợp lý, đúng nguyện vọng và hoàn cảnh của CBQL.
Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm đội ngũ CBQL các trường TH thành phố Quy Nhơn được CBQL và cán bộ Phòng GD&ĐT đánh giá cao. Các tiêu chí “xây dựng được tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL”; “luân chuyển CBQL hợp lý, đúng nguyện vọng và hoàn cảnh của CBQL”; “thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi nhiệm CBQL theo quy định” và “thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bãi nhiệm CBQL đã được Nhà nước, Ngành quy định phù hợp với hoàn cảnh địa phương” được đánh giá đạt tỷ lệ tốt rất cao.
Thực tế trong những năm vừa qua, ngành GD&ĐT thành phố Quy Nhơn
thực hiện đúng quy trình đề bạt, luân chuyển, miễn nhiệm đã được Nhà nước, Ngành quy định phù hợp với thực tế của địa bàn thành phố; việc bổ nhiệm cán bộ đúng thời điểm, giao việc phù hợp với sở trường, năng lực của cán bộ, thay thế kịp thời những CBQL không đảm đương được nhiệm vụ chính trị được giao; xây dựng được quy chế bổ nhiệm có nhiệm kỳ, có thời hạn. Qua việc tuyển chọn bổ nhiệm CBQL thực sự là cơ hội để cán bộ GV thăng tiến hợp lý đáp ứng yêu cầu thực tế và sự phát triển của cán bộ GV. Kiên quyết bãi miễn và đưa ra khỏi cương vị QL những CBQL kém phẩm chất và năng lực, không đảm đương được nhiệm vụ. Bố trí lại những cán bộ phân công không hợp lý; không bố trí điều chuyển CBQL không hoàn thành nhiệm vụ từ đơn vị này sang đơn vị khác.
Qua trao đổi với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, vẫn còn CBQL sau một nhiệm kỳ năng lực, sở trường công tác hạn chế, còn lúng túng trong việc tổ chức chỉ đạo triển khai các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường..., chưa mạnh dạn quan tâm bổ nhiệm CBQL trẻ có năng lực, trình độ và có triển vọng phát triển. Việc bổ nhiệm, luân chuyển CBQL ở một số nơi còn thiếu dân chủ, thiếu sự bàn bạc tập thể trong lãnh đạo nhà trường hoặc có bàn bạc nhưng mang tính hình thức cho nên còn một số CBQL thiếu tinh thần trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến thành tích chung của tập thể sư phạm nhà trường.