Công tác thi đua, khen thưởng, chế độ chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 34 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.5. Công tác thi đua, khen thưởng, chế độ chính sách

1.5.5.1. Công tác thi đua, khen thưởng

Công tác thi đua, khen thưởng đội ngũ CBQL nhằm tạo động lực động viên, khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, hăng hái thi đua lập thành tích, năng động, sáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành GD.

Đặc biệt từ khi có Luật thi đua, khen thưởng, phong trào thi đua yêu nước trong ngành GD có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả trong việc tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Việc khen thưởng phải đảm bảo chính xác, công khai, công bằng, dân chủ và kịp thời trên cơ sở đánh giá đúng hiệu quả công tác của các tập thể và cá nhân; coi trọng chất lượng theo tiêu chuẩn, không gò ép để đạt số lượng; việc khen thưởng đối với tập thể, cá nhân không bắt buộc theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức càng cao.

Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả của phong trào thi đua cá nhân, tập thể tham gia vào phong trào thi đua phải có đăng ký

thi đua, xác định mục tiêu thi đua, chỉ tiêu thi đua; trường hợp không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu trong các phong trào thi đua thường xuyên.

1.5.5.2. Cơ chế, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý

Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII xác định: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Phát triển sự nghiệp GD là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng GD.

Cơ chế chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ hợp lý là nhân tố có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng GD. Xây dựng cơ chế chính sách trên cơ sở đặc điểm của mỗi vùng, mỗi địa phương, phù hợp với thực trạng tình hình KT-XH và chất lượng GD hiện có sẽ là động lực thúc đẩy sự nghiệp GD của địa phương phát triển.

Để phát huy được hiệu quả hoạt động của đội ngũ CBQL, Bộ GD&ĐT cần ban hành những chính sách cần thiết để tạo động lực cho sự phát triển đội ngũ CBQL như: chính sách tiền lương phù hợp, chính sách phụ cấp ưu đãi, phụ cấp chức vụ, chính sách sử dụng nhân tài, chính sách trợ cấp cho đội ngũ CBQL công tác ở miền núi, hải đảo... nhằm nâng cao chất lượng GD, đáp ứng sự đổi mới và phát triển của nền KT-XH.

Cơ chế, chính sách sử dụng đội ngũ cán bộ QLGD phải linh hoạt, hợp lý, đủ mạnh phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường, tạo được động lực khuyến khích đội ngũ này nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Việc bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ QLGD phải căn cứ vào năng lực, trình độ, phẩm chất khác phù hợp với đặc điểm từng vùng, địa phương ở trong mỗi thời kỳ phát triển KT-XH nhất định. Do vậy, những vấn đề cần tập trung giải quyết cho công tác phát triển đội ngũ CBQL là phải có cơ chế chính

sách thích hợp để đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và phù hợp về cơ cấu đội ngũ sẽ là nhân tố tác động đến tình hình phát triển GD ở từng vùng, từng địa phương, cũng như trên cả nước.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách như: Chính sách cải cách tiền lương; Nghị định số 54/2011/NĐ-CP về chế độ thâm niên đối với nhà giáo; chế độ phụ cấp... và nhiều chính sách khác nhằm khuyến khích về tinh thần, đãi ngộ về vật chất đối với nhà giáo, phong các danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp GD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)