Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL Trung tâm Giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện, tỉnh đăk nông (Trang 60 - 62)

9. cấu trúc luận văn

2.5.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL Trung tâm Giáo dục

nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện, tỉnh Đắk Nông

Bảng 2.9.Bồi dưỡng của đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông

Trình độ

Lớp bồi dưỡng

Chưa qua khóa đào tạo,

bồi dưỡng Giấy chứng nhận Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Cử nhân Quản lý nhà nước 8 4 0 0 0 0 Quản lý giáo dục 2 12 0 0 0 0 Chính trị 0 0 0 8 4 0

Đại đa số CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông được Sở GDĐT cử đi học lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục, CBQL các trung tâm GDTX tại Học viện Quản lý giáo dục (thành phố Hồ Chí Minh) vào các năm 2015 và đầu năm 2016 gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng QLGD.

Hiện tại, có ít CBQL được bồi dưỡng qua các lớp quản lý nhà nước (chỉ những CBQL từ các đơn vị, ban ngành khác chuyển qua làm công tác quản lý trung tâm mới có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước). Trong lúc đó, yêu cầu CBQL nói chung và CBQL Trung tâm GDNN - GDTX nói riêng, ngày càng phải có trình độ quản lý nhà nước nhất định mới điều hành tốt công việc. Tất cả CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện đều có trình độ trung cấp chính trị, trình độ cao cấp chính trị chỉ có 04 người, trong khi đó, nhu cầu cán bộ trong quy hoạch một số chức danh đòi hỏi phải có trình độ cao cấp chính trị.

51

Hàng năm, hoặc từng thời kỳ do Bộ GDĐT quy định, công tác bồi dưỡng CBQL Trung tâm GDNN - GDTX được tổ chức chung với công tác bồi dưỡng CBQL Trung tâm GDNN - GDTX. Cán bộ quản lý Trung tâm GDNN - GDTX cũng được triệu tập tham gia bồi dưỡng. Tuy nhiên, do tổ chức bồi dưỡng chung với khối THPT nên hiệu quả chưa cao (có những kiến thức quản lý của THPT không áp dụng được với ngành học GDTX).

Nhìn chung, trong đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ CBQL còn những vấn đề bất cập như sau:

+ Kinh phí đào tạo, chỉ tiêu bồi dưỡng phân bổ cho các đơn vị còn quá ít, dàn trãi, thiếu cơ sở khoa học. Việc bồi dưỡng chưa theo kịp với những đổi mới của giáo dục nói chung và của GDNN - GDTX nói riêng, chưa gắn liền với yêu cầu xây dựng một đội ngũ chuẩn hoá, hiện đại hoá phục vụ nhu cầu của sự nghiệp đổi mới. Nhất là từ khi các Trung tâm GDNN - GDTX được chuyển giao về UBND huyện quản lý trực tiếp thì việc được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, học tập kinh nghiệm do Sở GDĐT tổ chức càng ít (do nguồn kinh phí đã chuyển về UBND huyện quản lý) làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc cập nhất kiến thức, nâng cao trình độ, tăng cường kỹ năng đối với người CBQL.

+ Việc tuyển chọn, cử cán bộ đi tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuẩn bị cho công tác đề bạt chưa thực sự khách quan, chưa đúng đối tượng, chưa chú trọng đến cơ cấu độ tuổi, giới tính và đặc thù của từng địa phương.

+ Việc điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng còn hình thức nên chưa có kế hoạch bồi dưỡng những vấn đề chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ.

Vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông còn ít được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chưa chú trọng nhiều đến ngành học, do đó, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi

52

dưỡng đối với ngành học chưa cao. Cho nên, nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng chưa trở thành nhu cầu thường xuyên của mỗi CBQL. Một số CBQL tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục đích chuẩn hoá chứ chưa xuất phát từ nhu cầu công việc hàng ngày, chưa thực sự gắn kết những kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng trong trường lớp với thực tiễn công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện, tỉnh đăk nông (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)