9. cấu trúc luận văn
3.1. Định hướng phát triển Giáo dụ c Đào tạo tỉnh Đắk Nông
Thực hiện chiến lược phát triển GDĐT của tỉnh Đắk Nông trên cơ sở nội dung Nghị quyết số 35/2014/NQ-HĐND ngày 18/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông về phê duyệt Đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp các ngành bậc học trong hệ thống GDĐT tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030. Những nội dung chính định hướng phát triển giáo dục, đào tạo đến năm 2020, tỉnh Đắk Nông tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:
(1). Tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức và hành động trong quá trình triển khai đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT
Sở GDĐT, Sở LĐTB&XH, các Sở, ngành có quản lý cơ sở GDĐT, dạy nghề chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trong các cơ sở GDĐT dạy nghề; chú trọng công tác tư tưởng, chính trị, xây dựng Đảng trong trường học.
(2). Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức quản lý GDĐT; tạo bước đột phá về nhân lực GDĐT
Đảm bảo đầy đủ, đồng bộ về số lượng và cơ cấu, trình độ và năng lực, phẩm chất, đạo đức, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức quản lý của cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở GDĐT dạy nghề, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT.
62
Đảm bảo kịp thời, đầy đủ, nghiêm túc cơ chế, chính sách theo quy định, thu hút, đãi ngộ nhân tài cho người làm công tác GDĐT.
Sở GDĐT, Sở LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính thường xuyên rà soát, kịp thời đề nghị UBND tỉnh bổ sung thực hiện các quy định mới về chế độ, chính sách, tiền lương của nhà giáo, CBQL giáo dục; bổ sung cơ chế của tỉnh phù hợp chủ trương của nhà nước để thu hút nhân tài đối với GDĐT.
Sở Nội vụ tham mưu triển khai đề án của Chính phủ về đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức dựa trên đánh giá thực chất năng lực của người dự tuyển.
(3). Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Tăng cường quản lý, đánh giá chất lượng công tác của cơ quan QLGD, đào tạo, dạy nghề, hoạt động của cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề, của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, nhất là đối với CBQL giáo dục; thực hiện tuyển dụng, đãi ngộ, quy hoạch, bổ nhiệm dựa trên hiệu quả cống hiến và năng lực.
Định kỳ rà soát, điều chỉnh dự báo, quy hoạch, kế hoạch phát triển GDĐT, dạy nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Gắn hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.
(4). Phát triển hợp lý quy mô GDĐT đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT-XH
Quy hoạch các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề trên cơ sở dự báo chính xác nhu cầu học tập của xã hội, nhu cầu nguồn nhân lực của các địa phương, tầm nhìn đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động trong tỉnh, yêu cầu CNH, HĐH trong điều
63
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
(5). Thực hiện đổi mới chương trình, nội dung giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo
Triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục, đào tạo, dạy nghề theo hướng kết hợp hài hòa giữa dạy người, dạy chữ, dạy nghề; đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
(6). Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học gắn chặt với đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, dạy nghề
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát triển năng lực người học. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.
Định kỳ thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục địa phương, kiểm định và công khai kết quả kiểm định các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề.
(7). Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Tạo môi trường thuận lợi để huy động các nguồn lực xã hội, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển GDĐT, nhất là đối với giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học nhằm tăng nguồn đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động của cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề.
(8). Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề công lập theo hướng hoàn thiện đầy đủ, đạt chuẩn, tiên tiến hiện
64
đại, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT.
(9). Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Thực hiện hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo, dạy nghề theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện, yêu cầu của địa phương. Hợp tác quốc tế có chọn lựa, vận dụng sáng tạo, phù hợp kinh nghiệm các mô hình giáo dục, đào tạo, dạy nghề tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới.
(10). Đổi mới công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tiếp tục rà soát, xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp và các luật có liên quan, ban hành đầy đủ các chuẩn, định mức kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Rà soát, chỉnh sửa danh mục ngành, nghề đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng và ban hành các chuẩn kiến thức, kỹ năng (chuẩn đầu ra) cho các ngành, nghề tương ứng với từng cấp trình độ đào tạo với sự tham gia của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với khung trình độ và tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp.
Thực hiện hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp và liên thông giữa các bậc trình độ giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng dự báo nhu cầu nhân lực và nhu cầu đào tạo theo cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội theo từng giai đoạn.
65
(11). Chuẩn hóa và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp
Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo để phát triển, áp dụng chuẩn của các nước phát triển để hình thành đội ngũ giáo viên hạt nhân đạt chuẩn có đủ năng lực để đào tạo chương trình chuyển giao từ nước ngoài, đồng thời đào tạo lại các giáo viên khác trong hệ thống. Tăng cường đào tạo tiếng Anh cho các nhà giáo dạy các chương trình ASEAN, quốc tế.
(12). Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đổi mới chương trình và công tác tổ chức, quản lý đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra
Từng bước tiến tới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quyền tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm trên cơ sở điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo; được tuyển sinh nhiều lần trong năm; được tổ chức xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển, thi tuyển; đồng thời được tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở và năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân người học và theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với từng chương trình đào tạo, đảm bảo liên thông thuận lợi giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng ngành, nghề hoặc với các ngành, nghề khác hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, lấy người học làm trung tâm của quá trình đào tạo. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra trong giáo dục nghề nghiệp. Gắn chặt vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp từ khâu xác định yêu cầu ra đề thi gắn với vị trí việc làm, năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm đến kiến thức, kỹ năng cần đưa vào đề thi, kiểm tra.
66
Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị theo ngành, nghề theo chuẩn, đẩy mạnh xây dựng phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa; hệ thống thiết bị thực tế ảo, thiết bị dạy học thuật và các phần mềm ảo mô phỏng thiết bị dạy học thực tế trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để giảm bớt đầu tư trang thiết bị.