Đánh giá chung về phát triển đội ngũ CBQL các Trung tâm Giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện, tỉnh đăk nông (Trang 67 - 71)

9. cấu trúc luận văn

2.5.6. Đánh giá chung về phát triển đội ngũ CBQL các Trung tâm Giáo dục

nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện, tỉnh Đắk Nông

2.5.6.1. Ưu điểm

CBQL các trung tâm đều là Đảng viên, có trình độ lí luận đạt yêu cầu (04 CBQL cao cấp, 08 CBQL trung cấp), có lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây là lực lượng quan trọng nhất lãnh đạo trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

CBQL các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông được đào tạo đủ chuẩn nên đáp ứng được về chuyên môn, nghiệp vụ hiện tại.

Đa số ban Giám đốc các trung tâm có thâm niên công tác quản lí khá lâu nên có nhiều kinh nghiệm, tổ chức tốt các hoạt động, các phong trào, xây dựng được môi trường làm việc đoàn kết thống nhất trong đơn vị, tạo được uy tín với tập thể, có tâm làm việc và cố gắng xây dựng trung tâm ngày càng phát triển.

2.5.6.2 Hạn chế

- Về số lượng: Khi thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 39/2015/TTLT- BLĐTBXH-BGDĐT-BNV, đa số các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông còn thiếu CBQL (04 trung tâm thiếu Giám đốc, 05 trung tâm

58

thiếu 02 Phó Giám đốc). Các trung tâm hiện nay sau khi sáp nhập, thực hiện một trung tâm 03 chức năng (dạy văn hóa, dạy nghề và dạy hướng nghiệp) nhưng với số lượng như hiện nay, chưa đủ đáp ứng yêu cầu của từng địa phương.

- Về cơ cấu giới tính: Cán bộ quản lý nữ không có, chưa hợp lý, chứng tỏ chưa chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực nữ của các trung tâm, nhất là lĩnh vực GDNN-GDTX.

- Về độ tuổi: Cán bộ quản lý là Giám đốc, Phó Giám đốc có độ tuổi từ 50 trở lên, chiếm đến 41,7%, độ tuổi này chín chắn, có nhiều kinh nghiệm nhưng chậm đổi mới và hạn chế về sự năng động, sáng tạo, trong khi đó, độ tuổi từ 40 trở xuống chỉ chiếm 25%, điều này không đảm bảo cơ cấu lâu dài. Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng, tổ phó và giáo viên có năng lực đưa vào nguồn dự trữ CBQL.

- Về thâm niên công tác: Một số CBQL được điều động từ các đơn vị, ban ngành khác không phải của các Trung tâm GDNN - GDTX nên việc lãnh đạo, quản lý chưa phù hợp với yêu cầu năng động, đa dạng của các trung tâm, cần có thời gian tiếp cận trong công việc.

- Trình độ chuyên môn: Sau khi các trung tâm được sáp nhập thì việc am hiểu lý luận, vai trò và xu thế phát triển của ngành học GDNN - GDTX, nghiệp vụ quản lý các trung tâm, của một số CBQL còn hạn chế, chưa nắm bắt kịp với sự thay đổi trong nhiệm vụ mới.

- Về công tác lãnh đạo, quản lí: Một số CBQL các trung tâm (nhất là Giám đốc) là từ các đơn vị khác được thuyên chuyển, bổ nhiệm về nên phần lớn còn thiếu kiến thức khoa học quản lí và nghiệp vụ quản lí giáo dục, đặc biệt là công tác quản lí Trung tâm GDNN - GDTX kể từ sau khi sáp nhập theo Thông tư Liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV. Do đó, cần có các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL làm công tác quản lý các

59 Trung tâm GDNN - GDTX.

- Một số công tác nghiệp vụ còn hạn chế như:

+ Việc xây dựng, tổ chức ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí;

+ Việc nghiên cứu khoa học, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao khoa học - công nghệ;

+ Việc tổ chức biên soạn, phát triển tài liệu, học liệu, cập nhật kiến thức kĩ năng, ... giáo dục đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương;

+ Việc thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 43/NĐ-CP [5] và sau này là Nghị định 16/NĐ-CP [6].

- Một số CBQL lãnh đạo, tuy làm việc lâu năm nhưng năng lực còn hạn chế, một số chưa qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng bài bản, nên năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu cần đổi mới của Trung tâm GDNN - GDTX trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chương 2

Chúng ta biết rằng hiện nay GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông đã có những thành tựu nhất định về phát triển quy mô và chất lượng giáo dục, phát triển cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, phát triển đội ngũ nhân lực giáo dục, trong đó có phát triển đội ngũ CBQL các Trung tâm GDNN - GDTX. Các cấp chính quyền địa phương rất quan tâm đến công tác phát triển cơ sở vật chất, khuôn viên, phòng học, phòng chuyên môn, thiết bị dạy học của các trung tâm để tạo điều kiện thuận lợi cho trung tâm hoạt động. Các cấp tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, nghiệp vụ quản lý và tham gia trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị lẫn nhau. Chế độ chính sách cho CBQL, giáo viên, nhân viên theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ của các trung

60

tâm và của Nhà nước. Tạo môi trường cảnh quan của các trung tâm sạch sẽ, thoáng mát phù hợp cho công tác GDĐT. Tổ chức nhiều hình thức giám sát, thanh tra, kiểm tra của các cấp để ngăn chặn và rút kinh nghiệm cho công tác xây dựng đội ngũ CBQL ngày càng tốt hơn.

Do đó, phát triển đội ngũ CBQL các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông cho thấy mọi hoạt động phát triển đội ngũ đều được Sở GDĐT, Sở LĐTB&XH, UBND các huyện đã triển khai. Tuy nhiên, kết quả khảo thực trạng cho thấy, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn bộc lộ một số hạn chế trên các bình diện về quy hoạch; về đào tạo, bồi dưỡng; về tuyển chọn, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông ở chương tiếp theo.

61

Chương 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC

THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN, TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện, tỉnh đăk nông (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)