9. cấu trúc luận văn
3.2.2. Các nguyên tắc
3.2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học có nghĩa là phải đảm bảo cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Như vậy, các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông phải đảm bảo tính khoa học nghĩa là phải dựa vào cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trung tâm vào cơ sở thực tiễn hoạt động phát triển đội ngũ CBQL.
3.2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ
Về nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông là yêu
67
cầu các biện pháp phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo tính logic của các biện pháp, biện pháp này là cơ sở, điều kiện hỗ trợ giải pháp khác và tạo ra một thể thống nhất của các giải pháp. Các biện pháp quản lý phải tác động vào các bộ phận của hệ thống giáo dục như các cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục, các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông nhằm hỗ trợ, bổ sung cho nhau để tạo nên một đội ngũ CBQL chất lượng cho các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông.
Về nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông là yêu cầu khi đề xuất biện pháp phải bao quát đầy đủ các hoạt động quản lý nhằm phát triển đội ngũ CBQL. Đó là các hoạt động như đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, sử dụng đội ngũ, kiểm tra đánh giá, tạo môi trường có động lực để đội ngũ đó phát triển.
3.2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Kế thừa là một hiện tượng mang tính quy luật đối với sự phát triển nói chung của các sự vật hiện tượng trong xã hội. Kế thừa nghĩa là giữ lại những yếu tố tích cực của cái cũ để phát triển ra đời cái mới; bỏ đi, hoặc thay thế những cái cũ lạc hậu, không phù hợp, kìm hãm sự phát triển để bổ sung, thay vào đó những cái mới phù hợp.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông cũng phải tôn trọng những yếu tố đang tồn tại mang tính tất yếu của lịch sử phát triển giáo dục ngành học GDNN - GDTX nhưng không thể tách rời các mục tiêu phát triển phù hợp với yêu cầu đổi mới của thời đại về phát triển KT-XH nói chung và với phát triển GDĐT nói riêng. Trong vấn đề lựa chọn, bổ nhiệm,
68
luận chuyển CBQL của các trung tâm phải có sự kết hợp giữa đội ngũ CBQL có kinh nghiệm với lực lượng CBQL trẻ, có chí tiến thủ, có trình độ và tiềm năng quản lý.
3.2.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi của một hoạt động được hiểu là khi triển khai hoạt động đó không bị sự cản trở nào của các yếu tố khách quan và chủ quan. Trong triển khai một hoạt động thường có sự cản trở từ nhiều yếu tố như: trái với cơ sở lý luận; không phù hợp với cơ sở thực tiễn; không đúng với các quy định của luật pháp, chính sách, điều lệ, quy chế hoạt động; không phù hợp với năng lực của đội ngũ nhân lực; điều kiện về nguồn lực vật chất không đảm bảo; môi trường hoạt động thiếu thuận lợi...
Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông là yêu cầu khi đề xuất các biện pháp phải đảm bảo rằng khi triển khai các biện pháp đó sẽ không trái với cơ sở lý luận và phù hợp với cơ sở thực tiễn; không vi phạm các quy định của luật pháp, chính sách, điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động; phù hợp với năng lực, hoàn cảnh cụ thể của đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông; phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị; phù hợp với sự phát triển của Khoa học, công nghệ; phù hợp với điều kiện KT-XH của địa phương, của tỉnh Đắk Nông.