Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện, tỉnh đăk nông (Trang 97 - 100)

9. cấu trúc luận văn

3.5. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các

biện pháp

Để tìm hiểu tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL của các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết, tính khả thi đối với 12 CBQL và 48 giáo viên (Tổ trưởng, tổ phó và giáo viên) của các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông. Kết quả khảo nghiệm và được tổng hợp tại (Phụ lục bảng 3.1).

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông đánh giá là phù hợp với tình hình phát triển cũng như đặc điểm tình hình của các trung tâm hiện nay.

Kết quả khảo nghiệm cho ta thấy tính rất cấp thiết 60,49% và cấp thiết 4,31%; tính rất khả thi 87,01%, khả thi 11,85% của những biện pháp đề xuất trên được đánh giá ở mức cao. Tính ít cấp thiết 1,0% và không cấp thiết 0,31%; tính ít khả thi 1,07% và không khả thi 0,07%. Qua các con số trên cho ta thấy những biện pháp được đề xuất là sát với tình hình thực tế và yêu cầu cần thiết để phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện,

88 tỉnh Đắk Nông.

Trong 5 biện pháp đưa ra đã đánh giá được mức độ cần thiết của các biện pháp, thể hiện bằng trung bình % đánh giá đạt từ 50% điểm trở lên. Thứ tự % đánh giá của các biện pháp: Biện pháp nâng cao nhận thức là 53%; Biện pháp điều chỉnh quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL về cơ cấu, số lượng 53,5%; Biện pháp về đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng 55,8%; Biện pháp đánh giá, bố trí và sử dụng đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN-GDTX là 55,5%; Biện pháp về chế độ chính sách là 55,5%. Từ kết quả trên ta thấy cả 5 biện pháp đều được đánh giá cao, cần được đưa vào thực hiện đồng bộ các biện pháp, nhưng trong tình hình hiện nay của các trung tâm thì cần ưu tiên, quan tâm nhất là biện pháp 1 và biện pháp 3. Điều này, cũng được thể hiện ở tính ít cần thiết (ICT), không cần thiết (KCT) và tính ít khả thi (IKT), không khả thi (KKT) ở các biện pháp 2,4 và 5 chứng tỏ có sự ổn định hơn ở biện pháp 1 và 3 (tính ICT ở biện pháp 2 là 1,0%; tính KCT là 1,0%; tính IKT là 5,0%. tính ICT biện pháp 4 là 1,0%, tính IKT là 4,0% và tính ICT ở biện pháp 5 là 1,0%, tính KCT là 0,66%).

Vậy, tất cả các biện pháp được trưng cầu ý kiến đều được khẳng định về sự cần thiết về tính khả thi. Mặc dù ý kiến dành cho các biện pháp không đồng đều nhau và mức độ nhận thức ở các đối tượng được trưng cầu ý kiến có sự chênh lệch song tổng hợp lại cả 5 biện pháp đưa ra đều đảm bảo sự cần thiết và tính khả thi trong công tác quản lý phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông.

Tiểu kết chương 3

Để công tác phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh đổi mới GDĐT, định hướng phát triển

89

giáo dục của tỉnh Đắk Nông và các số liệu khảo sát về thực trạng đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông, cùng thực trạng phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX; luận văn đề xuất 5 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông. Cần tập trung vào 5 nội dung chính: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông. Điều chỉnh quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông về số lượng, cơ cấu. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông. Đánh giá, bố trí và sử dụng đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông. Chế độ chính sách cho đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông.

Các biện pháp trên quan hệ chặt chẽ với nhau, thực hiện đồng bộ các biện pháp đó, đội ngũ CBQL Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Nông sẽ phát triển đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng được với yêu cầu của nhiệm vụ GDĐT trong thời gian tới.

90

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện, tỉnh đăk nông (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)