Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn

Về vị trí, TCM là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý nhà trường. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động hướng tới mục tiêu giáo dục.

của tổ, cùng nhau thực hiện quy chế chuyên môn của ngành, thể hiện vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch của tổ, quản lý kế hoạch và hoạt động của tổ viên. TCM còn là tổ chức cơ sở giúp nhà trường thực thi các quy định về dạy học, mang tính thống nhất và chuyên sâu. Thông qua TCM, tay nghề của giáo viên từng bước được nâng lên, qua đó nâng cao chất lượng dạy học ( từ việc dự giờ, thao giảng, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề các cá nhân giáo viên học tập kinh nghiệm lẫn nhau...). Nhờ có TCM, các cá nhân giáo viên nhận thức và thực hiện tốt nề nếp, kỷ cương trong dạy học và giáo dục. TCM còn là đơn vị cơ sở để thực hiện các chức năng QLGD, qua đó các kế hoạch mục tiêu được thực hiện. Đồng thời các thành viên trong tổ, thông qua sự phân công cụ thể, mọi thành viên biết mình đang ở đâu? Phải làm gì để hoàn thành kế hoạch chung của nhà trường?

TCM có nhiệm vụ, xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động khác của nhà trường; Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá xếp loại các thành viên của theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định hiện hành khác; Thông qua đề cử, giới thiệu tổ trưởng, tổ phó, các điển hình trong hoạt động chuyên môn; TCM giúp Hiệu trưởng nhà trường trong phát triển đội ngũ nói chung và trong kiện toàn tổ chức, hoạt động TCM nói riêng; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

Sinh hoạt TCM là một trong những hoạt động không thể thiếu trong các hoạt động của nhà trường. Việc sinh hoạt TCM thực hiện theo định kỳ, được quy định theo Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ( 2 tuần 1 lần). Thời điểm sinh hoạt TCM do Hiệu trưởng quy định tùy theo yêu cầu về tính chất, nội dung công việc. Đây là dịp để TCM giải quyết

các công việc, rà soát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, giải quyết những tồn động, đồng thời các tổ viên trao đổi những vấn đề cụ thể trong bộ môn của tổ mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)