Thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 79 - 85)

8. Cấu trúc luận văn

2.7.2 Thuận lợi và khó khăn

2.7.2.1 Thuận lợi

Qua quá trình điều tra thực trạng quản lý TCM của 4 trường THPT huyện Mộ Đức, cho thấy công tác quản lý chuyên môn nói chung, công tác quản lý hoạt động TCM nói riêng của HT là tương đối bài bản, khoa học và có tác dụng nhất định. Nguyên nhân của những thành công,HT các trường THPT

huyện Mộ Đức đã nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối, chính sách giáo giáo dục của Đảng. Hiệu trưởng đã nghiên cứu và bám sát nội dung quản lý TCM theo điều lệ trường phổ thông và các văn bản quy định của Bộ GD&ĐT. Các biện pháp HT áp dụng vào thực tế cơ bản đã được nghiên cứu và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

Các biện pháp quản lý TCM của HT đề ra là hợp lý, được tập thể GV đồng thuận, có nhiều kết quả, giải quyết được nhiều vấn đề chuyên môn, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

2.7.2.2 Khó khăn

Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động TCM của HT cũng có những hạn chế nhất định mà qua phần đánh giá thực trạng đã nêu rõ, Nguyên nhân của những hạn chế đó là HT các trường THPT chưa thực sự coi trọng việc quản lý chỉ đạo các TCM, chưa quản lý một cách đều tay như các hoạt động khác. Đôi khi lòng ghép việc quản lý chỉ đạo TCM. Công tác kiểm tra hoạt động TCM chưa được thường xuyên; cán bộ quản lý dự sinh hoạt TCM còn ít.

Với những đánh giá thực trạng, phân tích làm rõ nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động TCM, vấn đề đặt ra cho công tác quản lý TCM của HT các trường THPT huyện Mộ Đức như sau:

- Trình độ quản lý một bộ phận CBQL giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và với sự phát triển của đội ngũ TTCM.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học những năm gần đây đã được tăng cường đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.

- Tổ chức hoạt động chuyên môn chưa đi sâu vào từng môn. Vì vậy cần có biện pháp quản lý, chỉ đạo hoạt động TCM mang tính đồng bộ, đặc biệt có thể tạo điều kiện cho GV tham gia các hoạt động chuyên môn thường xuyên và có chất lượng.

2.7.2.3. Tồn tại, bất cập

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng cho thấy:

- Một số cán bộ quản lý, nhất là tổ trưởng/tổ phó chuyên môn, chưa thực sự chủ động trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, năng lực quản lý còn yếu chưa tạo được uy tín trước đội ngũ giáo viên. Xây dựng kế hoạch năm học còn chủ yếu dựa vào kế hoạch của cấp trên đưa xuống chưa tự hoạch định những kế hoạch riêng cho trường mình. Việc chú ý đến kế hoạch của tổ, cá nhân nhiều khi còn coi nhẹ, chưa thực sự chuyên sâu.

- Công tác phát triển đội ngũ chưa hiệu quả, vẫn còn một bộ phân giáo viên chưa có ý thức cao trong công tác, thiếu tinh thần tự giác, chưa thực sự nỗ lực cao trong nhiệm vụ được giao, còn thụ động, thờ ơ trong công tác. Một số giáo viên chưa thực sự tiếp cận được với chương trình và phương pháp dạy học tích hợp, ít quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng, chưa phát huy hết khả năng tìm tòi khám phá, sáng tạo của học sinh.

- Biện pháp quản lý chưa thật phong phú, thiếu những biện pháp sáng tạo; vẫn còn những hoạt động mang tính hình thức, hiệu quả chua cao; việc phân công, phân nhiệm giáo viên đảm nhiệm công tác còn đôi khi theo cảm tính, cả nể.

- Công tác kiểm tra còn bộc lộ một số điểm như sau: Kiểm tra giáo viên chưa áp dụng theo chuẩn quy định, thiếu tính chính xác, chưa quan tâm xử lý sau kiểm tra. Chỉ quan tâm đánh giá hoạt động của giáo viên, chưa chú ý đến đánh giá, phân tích kết quả học tập của học sinh. Kết quả học tập của học sinh làm thước đo năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm của giáo viên.

- Hoạt động tổng kết, đánh giá còn bị buông lỏng. Qua mỗi năm học chưa bao giờ thấy việc đánh giá tổng kết những thành tựu đã đạt được trong

năm qua là do đâu, những nguyên nhân dẫn đến việc làm chưa thành công hoặc kết quả chưa được cao.

2.7.2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém

- Các hiệu trưởng còn hạn chế về nhận thức quản lý giáo dục theo hướng đổi mới quản lý giáo dục, tính quản lý theo kế hoạch chưa cao, còn theo nề nếp quản lý hành chính là chủ yếu.

- Hiệu trưởng chưa được cập nhật công tác quản lý thường xuyên, ít có điều kiện trao đổi kinh nghiệm quản lý nên trong công tác quản lý có biện pháp chưa thật tác động tích cực đến hoạt động giáo dục.

- Giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, chưa đồng bộ; nội dung, thời lượng, phương pháp đào tạo về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường đào tạo giáo viên vẫn còn những hạn chế, bất cập.

- Một số giáo viên chưa quan tâm thực sự đến công tác đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay. Công tác bồi dưỡng giáo viên chưa được tăng cường, chưa tạo được phong trào thi đua sôi nổi trong toàn trường

- Các biện pháp quản lý thực hiện đồng bộ, còn mang tính thủ tục hành chính. Về điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục còn sử dụng hạn chế.

- Chế độ chăm lo cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, chưa thỏa đáng so với thời gian và cường độ lao đọng của giáo viên, ít có cơ hội giao tiếp, cọ xát với môi trường bên ngoài, từ đó cũng chưa thúc đẩy tính sáng sáng tạo của nhà trường.

2.7.2.5 Vị trí của thực trạng trên ma trận SWOT

Bảng 2.19. Ma trận SWOT của thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Điểm mạnh Điểm yếu

- Tất cả các hiệu trưởng THPT đều qua đào tạo quản lý

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình tâm huyết, có ý thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn

- Công tác quản lý hoạt động TCM của hiệu trưởng chưa chủ động, chưa triệt để

- Các biện pháp quản lý chưa thật sự đồng bộ, còn mang tính thủ tục hành chính.

Thời cơ Thách thức

- Chủ trương “giáo dục là quốc sách hàng đầu” để phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

- Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình dạy học của ngành.

- Yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD&ĐT ngày càng cao, đòi hỏi hoạt động TCM phải có hiệu quả để chất lượng giáo dục trong nhà phổ thông ngày đặc biệt là cấp THPT ngày càng được nâng cao.

- Đổi mới hoạt động TCM là nội dung mà người HT phải thường xuyên quan tâm và quản lý có hiệu quả

Từ ma trận SWOT ta có thể nhìn nhận rằng thực trạng quản lý hoạt động TCM của hiệu trưởng các trường THPT huyện Mộ Đức đang còn những điểm yếu khá cơ bản, nhưng cũng có những cơ hội và tiềm năng lớn. Do vậy, chiến lược quản lý thời gian tới là tận dụng những cơ hội và tiềm năng sẵn có để khắc phục các tồn tại, yếu kém đang gặp phải. Đây là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất biện pháp ở Chương 3.

Tiểu kết chương 2

Trong chương này, tác giả đã khái quát đặc điểm về địa lý, dân cư và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở điều tra tình hình thực trạng của 4 trường trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, tác giả cũng nêu bật được thực trạng hoạt động quản lý của các hiệu trưởng trường THPT huyện Mộ Đức.

Các biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn hiệu trưởng đã và đang sử dụng nhìn chung khá toàn diện, hướng đến thực hiện các chức năng của quản lý như xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng giáo viên, việc dạy và học; theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch. Tuy vậy, thiếu các biện pháp sáng tạo, vẫn còn hình thức, hiệu quả chưa cao.

Qua điều tra và phân tích kết quả điều tra cho thấy mức dộ nhận thức về sự cần thiết về các biện pháp quản lý trên của các Hiệu trưởng là khá cao, nhưng mức độ thực hiện các biện pháp đó còn hạn chế, nhất là để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay.

Vị trí của thực trạng trên ma trận SWOT phản ánh được chỗ đứng, vị thế hiện tại của công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Mộ Đức. Đó là một trong những cơ sở để nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

CÁC NHÓM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)