Tình hình hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 63 - 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.3 Tình hình hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT

2.5.3.1 Về việc thực hiện nề nếp, kỹ cương và quy chế chuyên môn

Theo báo cáo tổng kết TCM, báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 của 4 trường THPT huyện Mộ Đức. Tổng hợp kết quả đánh giá, việc thực hiện nề nếp, kỷ cương và quy chế chuyên môn cho thấy có 83,7% CBQL; 92,5% TTCM, đánh giá, thực hiện tốt nề nếp, kỷ cương và quy chế chuyên môn. Loại khá được đánh giá từ TTCM, CBQL là 7,5% - 16,3%. Đây cũng là thực tế ở các trường THPT vì nội dung này phản ánh rõ các TCM thực hiện nghiêm túc các quy định về quy chế chuyên môn của Bộ GD-ĐT, đó là những văn bản quy phạm pháp luật của ngành mà nhà trường không thể không thực hiện. Tìm hiểu ở các loại hồ sơ, tôi thấy GV thực hiện rất nghiêm túc nề nếp, kỷ cương về quy chế chuyên môn.

2.5.3.2 Việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy

Qua phỏng vấn các HT, TTCM và các biên bản kiểm tra của CBQL về việc thực chương trình và kế hoạch giảng dạy, tôi nhận thấy có 87,6% CBQL; 97,4% TTCM; 96,2% GV đánh giá thực hiện tốt chương trình và kế hoạch giảng dạy và giáo dục. Một số ít 12,4% CBQL; 3,6% TTCM, 3,8% GV ) đánh giá loại khá.

Một số HT, TTCM, TPCM và GV cho rằng nội chương trình ở nhiều bộ môn còn nặng đối với HS, vì vậy việc truyền đạt hết khối lượng kiến thức trong một tiết dạy là nặng nề đối với GV và việc lĩnh hội kiến thức khó khăn đối với học sinh.

2.5.3.3 Về việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

Theo quy định chuyên môn, tất cả GV trước khi lên lớp giảng dạy phải soạn giáo án và chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy đó. Kết quả trên cho thấy, có 90,1% CBQL; 97,8% TTCM, TPCM; 95,3% GV đánh giá thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp, một số ít ( 9,9% CBQL; 2,2% TTCM, TPCM; 4,7% GV ) đánh giá loại khá

Khi trao đổi trực tiếp, một số HT đánh giá một số ít GV chuẩn bị thiết bị dạy học trước khi lên lớp chưa thật tốt, một số GV khác khi lên lớp chưa sử dụng thiết bị dạy học mặt dù nhà trường đã trang bị đầy đủ. Đây cũng là một hạn chế mà trong thời gian đến TCM ở các trường THPT cần phải khắc phục. Một trong những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay là GV phải sử dụng triệt để phương tiện dạy học, tránh tình trạng “ dạy chay, học chay”.

2.5.3.4 Hoạt động dự giờ, thăm lớp

Hoạt động dự giờ thăm lớp được coi là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động TCM. Tổng hợp từ biên bản kiểm tra hồ sơ dự giờ các trường ngoài số tiết dạy theo quy định thì GV thao giảng 2 tiết/ năm, các tiết dự giờ đồng nghiệp 18 tiết/năm. GV trong các tổ đều xây dựng kế hoạch giảng dạy và sắp xếp tham gia dự giờ đồng nghiệp. Thông qua hoạt động thao giảng, dự giờ đồng nghiệp nhằm học tập rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng sáng tạo trong giảng dạy.

Để đánh giá mức độ thực hiện của cán bộ quản lý, TTCM, TPCM và GV về hoạt động dự giờ, tôi tiến hành điều tra 4 mức độ: Rất thường xuyên; Thường xuyên; Thỉnh thoảng; Không thực hiện. Khảo sát 12 CBQL; 50 TTCM, TPCM; 100 GV. Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10 Kết quả khảo sát thực hiện hoạt động dự giờ thăm lớp Đối tượng đánh giá Số phiếu Mức độ thực hiện Rất thường Xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL % SL % CBQL 12 4 33,3 8 66,7 0 0,0 0 0,0 TTCM,TPCM 50 26 52,0 22 44,0 2 4,0 0 0,0 GV 100 18 18,0 72 72,0 10 10,0 0 0,0 Tổng cộng 162 48 29,6 102 63,0 12 7,4 0 0,0

Bảng 2.10 cho thấy GV duy trì hoạt động dự giờ, thăm lớp, thao giảng, trao đổi rút kinh nghiệm rất thường xuyên và thường xuyên chiếm 92,6%, đây chính là phương pháp tự học, tự bồi dưỡng cho bản thân và đồng nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn đến 7,4% thực hiện chưa thường xuyên. HT cần có giải pháp và kế hoạch để GV khắc phục hạn chế này.

2.5.3.5 Đổi mới phương pháp dạy học

Một trong những điều mong muốn của đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT là đổi mới cách dạy của GV, cách học của HS, cố gắng làm cho HS được suy nghỉ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, hợp tác học tập với nhau nhiều hơn, bày tỏ chứng kiến ( Đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của HS, tránh làm cho HS học tập một cách thụ động ). Đổi mới phương pháp dạy học cần phải tiến hành đồng bộ với các quá trình đổi mới khác trong nhà trường như: Nội dung chương trình, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của đổi mới giáo dục hiện nay.

Để tìm hiểu thực trạng này, tôi đã phỏng vấn CBQL, TTCM, TPCM và GV, đa số người được hỏi đều khẳng định được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nắm được trọng tâm, cốt lõi của việc

đổi mới phương pháp dạy học.

Qua tổng hợp các biên bản đánh giá, phiếu đánh giá tiết dạy, kết quả như sau: Tỷ lệ CBQL, TTCM,TPCM, GV đánh giá thực hiện tốt là 33,5% - 44,6%; loại khá có 33,6% - 40,7%, loại đạt 14,3% - 16,2%; loại chưa đạt 7,1% - 9,4%. Từ kết quả này cho thấy, việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT còn chậm.

Tìm hiểu nguyên nhân này, khi tôi phỏng vấn trực tiếp ý kiến một số CBQL, TTCM, TPCM, GV họ cho rằng tâm lý ngại đổi mới do hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học, công nghệ thông tin; việc tổ chức cho HS tự lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên ở một bộ phận GV còn hạn chế, sự thiếu quan tâm của CBQL nhà trường và sự quyết liệt đổi mới phương pháp dạy học của ngành còn thiếu đồng bộ.

2.5.3.5 Việc kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Kết quả khảo sát thu được có 100% CBQL, TTCM, TPCM, GV đều đánh giá việc kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV thực hiện tốt, điều này phù hợp với thực tế vì tất cả GV cho rằng các loại hồ sơ chuyên môn theo quy định của ngành là không thể thiếu được về số lượng.

Tuy nhiên, khi nói về chất lượng, một số HT khẳng định rằng chất lượng hồ sơ chưa cao nếu không nói là một số hồ sơ của một vài GV trong TCM còn mang tính hình thức, đối phó với việc kiểm tra của CBQL và TTCM. Khắc phục được tình trạng này góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và hoạt động chuyên môn của GV nói chung và TCM nói riêng.

2.5.3.6 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ

Để đánh giá chất lượng sinh hoạt của TCM, chúng tôi điều tra 4 mức độ: Tốt; Khá; Đạt yêu cầu; Chưa đạt yêu cầu

) thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.11 Kết quả khảo sát chất lượng tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn

Đối tượng Đánh giá Số phiếu Mức độ chất lượng Tốt Khá Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % SL % CBQL 12 6 50,0 3 25,0 2 16,7 1 8,3 TTCM,TPCM 50 24 48,0 17 34,0 6 12,0 3 6 GV 100 51 51,0 34 34,0 8 8,0 7 7,0 Tổng cộng 162 81 50,0 54 33,3 16 9,9 11 6,8

Qua bảng 2.11 kết quả khảo sát chất lượng tổ chức sinh hoạt TCM được CBQL; TTCM,TPCM; GV đánh giá loại tốt từ 48,0% - 51,0%; loại khá từ 25,0% - 34,0%; loại đạt yêu cầu từ 8,0% - 16,7%; loại chưa đạt yêu cầu từ 6,0% - 8,3%.

Khi trao đổi với một số HT, họ kết luận rằng chất lượng sinh hoạt chuyên môn của TCM chưa cao, còn mang nặng hội họp hành chính, chưa đi sâu vào công tác chuyên môn và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giảng dạy. Đây là một hạn chế vẫn tồn tại nhiều năm ở một số TCM của một số trường. Để khắc phục những hạn chế này cần phải có những biện pháp khả thi của HT nhà trường.

2.5.3.7 Đánh giá xếp loại chuyên môn của giáo viên trong tổ chuyên môn

Đánh giá, xếp loại chuyên môn của GV là một trong những khâu quan trọng của việc đánh giá quá trình công tác, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của GV. Việc đánh, xếp loại chuyên môn đảm bảo tính khách quan, công bằng, khoa học, công khai, làm cơ sở cho việc đề xuất thi đua, khen thưởng, kỷ luật GV của TCM, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục trong các trường THPT.

Gặp gỡ một số GV trao đổi, họ cho rằng việc đánh giá, xếp loại chuyên môn của GV thực hiện chưa thật tốt, tỷ lệ chưa đạt không cao nhưng cho thấy

ở một số trường việc đánh giá, xếp loại chuyên môn của GV còn qua loa, sơ sài, cảm tính, chưa có tiêu chí cụ thể để thực hiện tốt nội dung này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)