Quản lý việc tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 69 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

2.6.2 Quản lý việc tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn

Để đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động TCM của HT và có cơ sở đề xuất các biện pháp tích cực hơn. Tôi đã dùng phiếu điều tra để khảo sát và tính điểm tổng hợp, kết quả điều tra như sau:

Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Mức độ tác dụng Tính điểm

Rất cần thiết Thường xuyên Tác dụng nhiều 3

Cần thiết Đôi khi Tác dụng ít 2

Không cần thiết Không thường xuyên Không tác dụng 1

Sau khi tổng hợp số phiếu tán thành của từng biện pháp quản lý của HT ở từng mức khác nhau với mức điểm từng loại rồi tính điểm trung bình X , thứ bậc từng biện pháp. Từ đó đánh giá mức độ cần thiết, thực hiện và tác dụng của từng biện pháp.

2.6.2.1 Nhận thức về mức độ cần thiết của công tác quản lý hoạt động TCM

Qua khảo sát điều tra, tôi nhận thấy HT các trường quan tâm và đưa ra 10 biện pháp quản lý hoạt động TCM. Sau đây là kết quả tổng hợp ý kiến của 89 người ( 12 CBQL, 77 GV) được khảo sát về nhận thức mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động TCM. Từ kết quả bảng tổng hợp phụ lục 8, ta có

Bảng 2.13 Nhận thức mức độ cần thiết công tác quản lý hoạt động TCM

TT Các biện pháp CBQL GV Tổng hợp  X Thứ bậc  X Thứ bậc  X Thứ bậc 1 Quản lý việc xây dựng

kế hoạch hoạt động TCM 33 2,75 3 219 2,84 1 252 2,83 2 2 Quản lý nề nếp sinh hoạt TCM 29 2,42 6 212 2,75 3 241 2,71 4

3 Quản lý nội dung sinh hoạt TCM

33 2,75 3 211 2,74 4 244 2,74 3

4 Kiểm tra đột xuất các hoạt động TCM

35 2,92 1 198 2,57 6 233 2,62 6

5 Kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn của GV

34 2,83 2 219 2,84 1 253 2,84 1

6 Kiểm tra thường xuyên sổ đầu bài, lích báo giảng của GV

28 2,3 9 206 2,68 5 234 2,63 5

7 Kiểm tra thường xuyên việc cho điểm của GV

32 2,6 5 194 2,51 7 226 2,54 7

8 Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của GV

28 2,3 9 170 2,21 9 198 2,22 9

9 Chỉ đạo việc tự làm đồ dùng dạy của GV

29 2,42 6 166 2,16 10 195 2,19 10

10 Chỉ đạo công tác tự bồi dưỡng của GV

30 2,5 7 176 2,29 8 206 2,31 8

Tổng trung bình cộng 2,53 2,56 2,56

Các biện pháp quản lý được cán bộ quản lý và GV nhận thức ở mức độ cần thiết khá cao với điểm trung bình chung là 2,56 so với điểm trung bình cao

nhất là 3 điểm. Có 7/10 biện pháp có X ≥ 2,5

Biện pháp 5: kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn của GV được xếp vị trí thứ nhất. Khi trao đổi vấn đề này, hầu hết CBQL và GV đều cho rằng đây là biện pháp có hiệu quả cao. Qua việc kiểm tra hồ sơ chuyên môn GV, HT có thể đánh giá được một số khâu chuẩn bị của GV, bài soạn có thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học không, sự chỉ đạo của tổ, kiểm tra của tổ có thường xuyên, liên tục không và ý thức cá nhân, tập thể trong hoạt động chuyên môn của tổ.

Biện pháp 9: Chỉ đạo việc tự làm đồ dùng dạy học của GV chỉ được xếp ở vị thứ 10. Qua trao đổi, cán bộ giáo viên đều nhận thấy rằng, đồ dùng thiết bị dạy học đã được trang bị tương đối đầy đủ, đảm bảo cơ bản phục vụ cho dạy và học. Ngoài những đồ dùng thiết bị đó, GV sáng tạo thêm trong việc tự làm đồ dùng dạy học, thêm tính năng thiết bị đã có sẵn và mục đích tham gia của các cuộc thi đồ dùng dạy học thành phong trào sâu rộng trong cán bộ GV. Vì vậy, việc chỉ đạo tự làm đồ dùng dạy học không được đánh giá ở mức độ cần thiết ở mức cao.

Nhóm các biện pháp 1,2,3,4,5,6,7 được đánh giá là rất cần thiết trong quá trình quản lý hoạt động TCM của HT ở trường THPT.

Nhóm các biện pháp 8,9,10 được coi là cần thiết, không thể thiếu trong quá trình quản lý TCM của HT.

So sánh mức độ nhận thức giữa CBQL và GV có sự chênh lệch, song không đáng kể. Qua đó cho thấy rằng, các biện pháp quản lý TCM của HT trường THPT đã được cán bộ GV huyện Mộ Đức nhận thức đúng đắn và phù hợp. Đây là một trong những thuận lợi để áp dụng các biện pháp quản lý vào thực tiễn đạt kết quả.

2.6.2.2 Đánh giá mức độ thực hiện công tác hoạt động TCM

10 biện pháp quản lý hoạt động TCM. Sau đây là tổng hợp ý kiến 89 người ( 12 CBQL, 77 GV) được khảo sát về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động TCM. Từ phụ lục 9, ta có:

Bảng 2.14 Mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động TCM

T T Các biện pháp CBQL GV Tổng hợp  X Thứ bậc  X Thứ bậc  X Thứ bậc 1 Quản lý việc xây

dựng kế hoạch hoạt động TCM 35 2,92 1 223 2,90 1 258 2,90 1 2 Quản lý nề nếp sinh hoạt TCM 34 2,83 2 212 2,75 4 246 2,76 4

3 Quản lý nội dung sinh hoạt TCM

32 2,60 4 209 2,71 5 241 2,71 5

4 Kiểm tra đột xuất các hoạt động TCM

29 2,42 7 223 2,90 1 252 2,83 3

5 Kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn của GV

33 2,75 3 220 2,86 3 253 2,84 2

6 Kiểm tra thường xuyên sổ đầu bài, lích báo giảng của GV

30 2,50 6 196 2,55 6 226 2,53 6

7 Kiểm tra thường xuyên việc cho điểm của GV

27 2,25 8 182 2,36 8 209 2,35 8

8 Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của GV 31 2,58 5 190 2,47 7 221 2,48 7 9 Chỉ đạo việc tự làm đồ dùng dạy của GV 26 2,16 9 171 2,22 10 197 2,21 10 1 0 Chỉ đạo công tác tự bồi dưỡng của GV

26 2,16 9 174 2,26 9 200 2,25 9

Tổng 2,52 2,60 2,59

Từ kết quả điều tra cho thấy: Các biện pháp quản lý TCM của HT được CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện tương đối cao. Điểm trung bình

chung từ X = 2,52 - X = 2,60 so với điểm trung bình cao nhất X max = 3,0. Điểm trung bình chung của các biện pháp giao động trong khoảng từ 2,21 đến 2,90; có 6 biện pháp được đánh giá mức độ thực hiện trung bình trên 2,5. Biện pháp được đánh giá mức độ thực hiện xếp thứ nhất là biện pháp 1. Biện pháp được đánh giá thực hiện xếp thứ 10 là biện pháp 9.

Như vậy, từ việc nhận thức về mức độ thực hiện, vai trò các biện pháp mà HT các trường THPT huyện Mộ Đức đã thực hiện các biện pháp đó với mức độ tương ứng với mức độ cần thiết nhận thức được

Nhóm các biện pháp 1,2,3,4,5,6 được đánh giá là được thực hiện thường xuyên trong quá trình quản lý hoạt động TCM của HT.

Nhóm các biện pháp 7,8,9,10 được xem là thực hiện chưa thường xuyên.

So sánh đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động TCM giữa CBQL và GV thì đánh giá của CBQL ở mức độ cao hơn. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch không đáng kể.

Cả 10 biện pháp đều có mức độ thực hiện X > 2,21. Qua đó, cho thấy các biện pháp đưa ra đều được HT thực hiện thường xuyên trong các trường THPT.

Khi so sánh mức độ cần thiết và mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý hoạt động TCM mà HT các trường THPT huyện Mộ Dức đã thực hiện thì thấy rằng biện pháp nào cũng được nhận thức là cần thiết thì được thực hiện thường xuyên. Những biện pháp nào được đánh giá là ít cần thiết thì việc thực hiện cũng thường xuyên hơn.

2.6.2.3 Đánh giá thực trạng mức độ tác dụng của công tác quản lý hoạt

động TCM

Qua khảo sát, điều tra, tôi nhận thấy HT các trường quan tâm và đưa ra 10 biện pháp quản lý hoạt động TCM, sau đây là kết quả tổng hợp của 89

người ( 12 CBQL, 77 GV) được khảo sát về mức độ tác dụng của các biện pháp quản lý hoạt động TCM. Từ kết quả tổng hợp phụ lục 10, ta có:

Bảng 2.15 Mức độ tác dụng của công tác quản lý hoạt động TCM

TT Các biện pháp CBQL GV Tổng hợp

X Thứ

bậc  X Thứ

bậc  X Thứ bậc 1 Quản lý việc xây dựng

kế hoạch hoạt động TCM 34 2,83 2 219 2,84 2 253 2,84 2 2 Quản lý nề nếp sinh hoạt TCM 33 2,75 3 217 2,82 3 250 2,81 3

3 Quản lý nội dung sinh hoạt TCM

31 2,58 5 206 2,68 4 237 2,66 4

4 Kiểm tra đột xuất các hoạt động TCM

32 2,60 4 205 2,66 5 237 2,66 4

5 Kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn của GV

35 2,92 1 224 2,91 1 259 2,91 1

6 Kiểm tra thường xuyên sổ đầu bài, lích báo giảng của GV

30 2,50 6 193 2,51 7 223 2,51 7

7 Kiểm tra thường xuyên việc cho điểm của GV

28 2,30 9 200 2,60 6 228 2,56 6

8 Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của GV

27 2,25 10 183 2,38 8 210 2,36 8

9 Chỉ đạo việc tự làm đồ dùng dạy của GV

29 2,42 8 180 2,34 9 209 2,35 9

10 Chỉ đạo công tác tự bồi dưỡng của GV

30 2,50 6 178 2,31 10 208 2,34 10

Tổng 2,57 2,61 2,60

Bảng trên cho thấy: Các biện pháp quản lý được CBQL và GV đánh giá mức độ tác dụng khá cao, với điểm trung bình chung X = 2,60 so với điểm trung bình cao nhất Xmax = 3,0. Có 7/10 biện pháp có X > 2,5

có mức độ tác dụng cao nhất với X = 2,91. Nhóm các biện pháp 1,2,3,4,5,6,7 được đánh giá là rất cần thiết trong quá trình quản lý hoạt động TCM của HT các trường THPT.

Biện pháp chỉ đạo công tác tự bồi dưỡng của GV được đánh giá là ít có tác dụng nhất X = 2,34 xếp thứ 10. Nhóm biện pháp 8,9,10 được đánh giá ít có tác dụng trong quá trình quản lý hoạt động TCM của HT trường THPT.

Trong 10 biện pháp đưa ra, đánh giá của CBQL và GV đều có X > 2. Điều này chứng tỏ, các biện pháp đưa ra đều có tác dụng trong việc quản lý hoạt động TCM của HT trường THPT huyện Mộ Đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)