Tình hình quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 68 - 69)

8. Cấu trúc luận văn

2.6.1 Tình hình quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn

Quản lý xây dựng kế hoạch của TCM là yêu cầu rất quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý của người HT.

Để đánh giá mức độ nhận thức và chỉ đạo công tác quản lý lập kế hoạch của TCM. Tôi tiến hành điều tra và tính điểm, kết quả điều tra như sau:

Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện Tính điểm

Rất quan trọng Thường xuyên 3

Quan trọng Đôi khi 2

Không quan trọng Không thường xuyên 1

Tôi tổng hợp số phiếu tán thành của từng biện pháp quản lý của HT ở từng mức độ khác nhau, với từng mức điểm trung bình cộng X. Từ đó đánh giá mức độ nhận thức và thực hiện.

Qua khảo sát, điều tra tôi nhận thấy các trường quan tâm và đưa ra 6 biện pháp chỉ đạo của HT. Kết quả tổng hợp 165 người được khảo sát về quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động TCM. Từ phụ lục 7, ta có:

Bảng 2.12 Quản lý chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động TCM

Nội dung đánh giá Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện

X Thứ

bậc  X Thứ bậc 1.Giao nhiệm vụ chuyên môn cho

tổ theo năm học

298 1,81 6 362 2,19 5

2.Chỉ đạo thời gian xây dựng kế hoạch hoạt động TCM

492 2,98 1 486 2,95 1

3.Chỉ đạo nội dung xây dựng kế hoạch hoạt động TCM

4.Chỉ đạo quy trình xây dựng kế hoạch hoạt động TCM

312 1,89 5 360 2,18 6

5.Duyệt, điều chỉnh kế hoạch hoạt động TCM

462 2,8 2 457 2,77 2

6.Chỉ đạo thời gian triển khai kế hoạch hoạt động TCM

371 2,25 4 385 2,33 4

Kết quả khảo sát cho thấy các HT đã chú trọng việc chỉ đạo xây dựng và duyệt kế hoạch hoạt động TCM của tổ. Các tổ trưởng đã chú trọng xây dựng và chịu trách nhiệm trước HT về phần việc của mình, kế hoạch xây dựng thiếu sự đóng góp ý kiến của các tổ viên, vì vậy chưa phát huy được trí tuệ tập thể trong việc xây dựng kế hoạch.

Khi trao đổi với một số HT, TTCM, TPCM, GV, họ cho rằng việc xây dựng kế hoạch của TCM phần lớn chỉ dừng lại ở việc đưa ra các hoạt động của tổ vào kế hoạch, kế hoạch hoạt động chưa cụ thể, chưa bám sát vào kế hoạch năm học của nhà trường, mức độ khả thi của kế hoạch còn hạn chế. Khi xem xét một số kế hoạch TCM của một số TTCM ở một vài trường thì thấy rằng những ý kiến trao đổi ở trên là rất đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)