8. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Quản lý hoạt động của giáo viên
a. Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp
Việc soạn bài và chuẩn bị bài chu đáo, cẩn thận, dự đoán được những tình huống xảy ra trong từng tiết học để có những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng của học sinh là công việc hết sức quan trọng, đem lại thành công cho tiết học nó đòi hỏi người giáo viên phải nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao ý thức về đổi mới phương pháp dạy học, luôn tự bồi dưỡng chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp
Do đó, Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo tốt công việc chuẩn bị bài và các thiết bị dạy học cần thiết, muốn vậy, Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cần tập trung vào một số công việc sau:
- Yêu cầu tổ, nhóm chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, trao đổi bàn bạc để đi đến thống nhất mục đích, yêu cầu nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức trong từng tiết học cho phù hợp với đối tượng học sinh.
- Cũng cố tổ chuyên môn kiểm tra định kỳ, đột xuất việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên. Yêu cầu tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tự kiểm tra thường xuyên, tránh hiện tượng đối phó, hình thức.
- Thông qua việc dự giờ, để đánh giá việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên
- Tổ nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm trong tổ, nhóm chuyên môn để cải tiến việc soạn bài theo hướng đổi mới phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh.
b. Quản lý việc thực hiện nề nếp dạy học
- HDDH ở nhà trường phổ thông hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng hình thức lên lớp, mỗi giờ dạy là cơ sở tạo nên chất lượng dạy học. Vì vậy, Hiệu trưởng và giáo viên phải tập trung mọi cố gắng để nâng cao chất lượng toàn diện giờ trên lớp. Hiệu trưởng phải xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp có chất lượng, xây dựng thời khóa biểu một cách có khoa học hợp lý để quản lý giờ lên lớp.
- Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên thông qua dự giờ trao đổi với giáo viên về kết quả học tập của học sinh, chất lượng toàn diện của lớp. Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình giờ lên lớp của giáo viên về các mặt quy định.
có đúng với quy đinh hay không.
c. Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Quản lý phương pháp dạy học trong nhà trường là quản lý việc thực hiện phương pháp dạy học của giáo viên sao cho phù hợp với nội dung, chương trình, đồng thời phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nó là phương pháp học theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập . Rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, khả năng tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Người Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học thông qua:
- Cập nhật, bồi dưỡng cho giáo viên thấy được vai trò của tính cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay
- Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết của đổi mới pương pháp dạy học với từng bộ môn ngay từ đầu năm phù hợp với đặc thù riêng của từng trường. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện triển khai kế hoạch: Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị…
- Tổ chức hoạt động nghiên cứu học tập, ứng dụng lý luận, học hỏi về phương pháp qua học tập các chuyên đề, tổ cức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm.
- Quy định thực hiện các quy chế, đảm bảo chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, trao đổi soạn giáo án, những vấn đề khó trong chương trình, tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm các tiết học.
- Tổ chức tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm những đơn vị thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy và học có hiệu quả.
- Thúc đẩy việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, nắm vững chương trình, sách giáo khoa mới và
những điểm mới về kiến thức cần truyền tải cho học sinh.