Quản lý đổi mới phương pháp dạy học của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 102 - 104)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học của tổ chuyên môn

a. Mục đích

dựng kế hoạch dạy học và đổi mới phương pháp dạy học gắn với chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục; Đánh giá đúng trình độ, năng lực của GV và sự phù hợp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và đổi mới phương pháp dạy học.

- Qua đổi mới công tác dự giờ, thao giảng giúp GV đánh giá, rút kinh nghiệm và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. HT nắm và đánh giá được tình hình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của GV, để có hướng chỉ đạo, điều chỉnh phù hợp.

b. Nội dung

* Biện pháp 1: Quản lý, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học và đổi mới phương pháp dạy học.

Để đáp ứng yêu cầu về nội dung, chương trình, sách giáo khoa THPT thì việc đổi mới xây dựng kế hoạch dạy học là không thể thiếu. Kế hoạch dạy học thể hiện rõ nét yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học, tổ chức lớp học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo làm tốt nội dung này như sau: Trên cơ sở kế hoạch chung, dựa vào sự phân công của nhà trường, của TCM, yêu cầu mỗi GV phải xây dựng kế hoạch dạy học của cá nhân theo hướng đổi mới.

Khi thực hiện biện pháp này, HT cần làm cho GV nhận thức được rằng kế hoạch dạy học của mỗi GV phải có sự phê duyệt, theo dõi, kiểm tra của HT hoặc phó HT, TTCM.

Hiệu trưởng chỉ đạo các TTCM hướng dẫn thay đổi cách thiết kế giáo án, chuyển trọng tâm từ việc thiết kế hoạt động truyền đạt kiến thức của thầy sang việc thiết kế các hoạt động tích cực lĩnh hội kiến thức của trò; tăng cường tổ chức các hoạt động độc lập theo nhóm bằng các phiếu học tập, tăng cường giao tiếp giữa thầy và trò, mở rộng giao tiếp giữa trò với trò. Đối với những đơn vị bài học khó, nên tổ chức thiết kế giáo án theo nhóm giúp các GV cùng

bộ môn hiểu sâu kiến thức và thành thạo hơn trong việc phối kết hợp các phương pháp dạy học, với sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo tích cực việc thực hiện biện pháp này vì đây là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THPT nói riêng.

* Biện pháp 2: Đổi mới việc dự giờ, thao giảng.

Ngoài việc thực hiện quy định số tiết cần dự giờ, thao giảng trong từng học kỳ, năm học, việc tổ chức dự giờ càn có mục đích, yêu cầu cụ thể về nội dung và phương pháp. Tăng cường dự giờ đột xuất, dự giờ theo chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá rút kinh nghiệm và so sánh kết quả sau mỗi đợt dự giờ.

Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch thao giảng, dự giờ cụ thể, xây dựng nề nếp dự giờ thường xuyên cho GV, xây dựng nguyên tắc chính trong dự giờ. Đảm bảo chất lượng dự giờ, tránh chạy theo số lượng giờ dự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)