8. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng
Quảng Ngãi
Trong những năm gần đây, thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội, Đảng bộ và nhân dân huyện Mộ Đức đã mở ra nhiều hướng đi để phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà. Chuyển hướng kinh tế kết hợp nông, lâm, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Từ năm 2015 đến năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện là 18,94% ( tính theo giá cố định năm 1994), vượt chỉ tiêu so với ( QH: 18,5%); trong đó, tốc độ tăng trưởng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp là 3,01%; công nghiệp xây dựng là 22,76%; thương mại và dịch vụ là 24,06%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm mạnh tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp từ 35% giảm còn 24,27% ( QH 32%); công nghiệp – xây dựng từ 31,6% tăng lên 36,54% ( QH: 33%); thương mại và dịch vụ từ 33,9% tăng lên 39,19% ( QH: 35%).
Mộ Đức có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, có bờ biển dài 32 km nằm ở năm xã bãi ngang như Đức lợi, Đức Thắng, Đức Chánh, Đức Minh, Đức Phong đây là năm xã có tiềm năng lớn để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Mộ Đức là huyện trọng điểm lúa của tỉnh Quảng Ngãi. Nghề nông từ xưa đến nay vẫn là ngành sản xuất chính, một nguồn sống quan trọng của nhân dân trong huyện, trong khi tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao và góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải biến cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng tiến bộ.
Theo số liệu nêu trên, kinh tế - xã hội Mộ Đức ngày càng phát triển bền vững, trong thời gian tới, cần phát huy cao độ nội lực, tập trung khai thác các
lợi thế, các tiềm năng thế mạnh của huyện để đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng cơ cấu kinh tế Dịch vụ - TTCN – nông nghiệp. Tranh thủ sự chỉ đạo, đầu tư của Trung ương, của tỉnh và các sở ban ngành để đầu tư xây dựng, có cơ chế thông thoáng và chính sách phù hợp để huy động các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH, chú trọng nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề nhằm góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học, tập trung phát triển đào tạo nghề cho xã hội. Phát triển sự nghiệp y tế, thể dục thể thao, văn hóa thông tin và du lịch, giảm tỷ lệ thiếu việc làm, giảm nhanh hộ nghèo, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, ổn định tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, giải quyết có hiệu quả và cơ bản những vấn đề xã hội.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO HUYỆN MỘ ĐỨC
Trong những năm qua, Giáo dục và Đào tạo huyện Mộ Đức đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Số lượng HS ở các bậc học phát triển đảm bảo theo kế hoạch, giữ vững được thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục văn hóa và giáo dục toàn diện ngày càng tiến bộ, tỷ lệ HS tốt nghiệp các cấp hàng năm đều đạt trên 97%, số HS đạt giải cấp tỉnh ngày càng tăng. Về đội ngũ cán bộ quản lý và GV không những được tăng cường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng GV đạt chuẩn và trên chuẩn ở từng ngành học có tỷ lệ khá cao. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học tiếp tục được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, quy mô mạng lưới trường lớp được
phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của HS và mọi tầng lớp nhân dân.
Để đánh giá công tác Giáo dục – Đào tạo, văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mộ Đức nhiệm kỳ 2015-2020 đã khẳng định:
“ Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng về chuyên môn, đạo đức sư phạm“.
Quan tâm phát triển giáo dục mầm non, nhất là ở các xã ven biển bãi ngang, Thực hiện tốt Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng dạy và học; duy trì mục tiêu phổ cập giáo dục Mầm non trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý giáo dục. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cấp học, bậc học. Hoàn thành kiên cố hóa trường lớp và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS và thực hiện phổ cập trung học 100%; trường đạt chuẩn quốc gia đạt 90%. Đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. Khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển các loại hình trường ngoài công lập. Phấn đấu đến năm 2020 tất cả các trường đều tổ chức dạy 2 buổi/ngày.
Thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng; tích cực áp dụng và phát triển nhiều chương trình, dự án, mô hình giáo dục mới, làm cơ sở triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học như: sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên môn và học trực tuyến trên trang mạng “Trường học kết nối”... Thực hiện đổi mới nội dung, hình thức thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo hướng thực chất và coi đây là khâu đột phá
trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục phát triển, đảm bảo phát triển quy mô, được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các trường học.
Công tác đổi mới quản lý có nhiều chuyển biến tích cực; nề nếp, kỷ cương trong trường học tiếp tục duy trì và giữ vững. Các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành tiếp tục được nhân rộng và đạt được nhiều kết quả thiết thực.
Các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, học sinh; tích cực đầu tư cải thiện cơ sở vật chất trường, lớp và các điều kiện phục vụ dạy và học cho các trường và chăm lo tổ chức đời sống cho học sinh bán trú.
Thực hiện tốt các phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; trung tâm học tập cộng đồng và các hoạt động xã hội hoá giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm, đầu tư.
Kết quả các cuộc thi học sinh giỏi, năm học 2017-2018 với số lượng đều tăng so với năm học trước, cụ thể: Thi chọn học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện có 358 học sinh đạt giải; Thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện có 338 học sinh đạt giải, cấp tỉnh có 123 học sinh đạt giải (tỷ lệ 76,9% là huyện có tỷ lệ học sinh đạt giải cao nhất tỉnh); thi Máy tính cầm tay cấp huyện có 120 học sinh đạt giải; thi Khoa học kỹ thuật cấp huyện có 24 dự án đạt giải, cấp tỉnh có 3 dự án đạt giải.