8. Cấu trúc luận văn
3.2. CÁC NHÓM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI
Từ cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, Tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
3.2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng đối với hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THPT
a.Mục đích
trọng của TCM ở các trường THPT. Khi cán bộ giáo viên có nhận thức đúng đắn thì việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp thực hiện các hoạt động TCM sẽ đảm bảo tính hiệu quả cao.
Về cơ bản, cán bộ giáo viên đã nhận thức đúng về tầm quan trọng và tác dụng thiết thực của hoạt động TCM. Còn một số ít giáo viên trẻ mới vào ngành, chưa có kinh nghiệm trong công tác nên có quan niệm chưa thật đúng về vấn đề này. Việc học tập nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên nhằm: - Làm cho cán bộ, giáo viên thấy rõ được hoạt động TCM nằm trong hệ thống các hoạt động chuyên môn của nhà trường, được quy định bởi các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Giúp cán bộ, giáo viên nắm được mục đích các hoạt động TCM. Các nội dung hoạt động mà TCM cần thực hiện trong năm học.
- Giúp cán bộ, giáo viên nhận thức được hoạt động TCM có tác dụng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; giáo viên thể hiện được khả năng, thể hiện năng lực, khẳng định bản thân thông qua hoạt động TCM.
Từ việc nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động TCM, sự cần thiết của việc quản lý hoạt động của TCM ở trường THPT nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức xây dựng, tích cực tham gia hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động TCM, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
b. Nội dung
* Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng đối với hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THPT
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn của các nhà trường tổ chức học tập, triển khai nhiệm vụ TCM vào đầu năm học với những nội dung cơ bản sau:
quyền hạn và nhiệm vụ TCM trong nhà trường THPT. Triển khai nhiệm vụ năm học cụ thể cho các TCM, chú trọng các nhiệm vụ mang tính điều chỉnh, khắc phục những hạn chế của hoạt động TCM qua các năm học trước.
- Hướng dẫn nhiệm vụ của TCM theo định hướng chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo qua chỉ thị từng năm học, Quyết định ban hành khung thời gian năm học của UBND tỉnh Quảng Ngãi, kế hoạch từng năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi trên cơ sở đó các trường THPT huyện Mộ Đức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phù hợp với tình hình thực tế của tổ của nhà trường.
- Tuyên truyền về tầm quan trọng và tác dụng các hoạt động TCM với giáo viên, TCM, nhà trường. Đặc biệt tác dụng các hoạt động TCM đối với công tác dạy học là nhiệm vụ chính của nhà trường.
Chỉ đạo các TCM tham quan học tập các trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh để học tập cách thức tổ chức các hoạt động TCM. Cán bộ, giáo viên có thể thấy được kết quả giáo dục của nhà trường; chất lượng chuyên môn các tổ chuyên môn thông qua kết quả thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi, xếp loại giáo viên cuối năm, tìm hiểu về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động TCM, những biện pháp để tổ chức thành công những hoạt động đó. Qua tham quan có thể sơ bộ đánh giá chất lượng hoạt động TCM, những điều cần tham khảo và học tập để có thể áp dụng vào đơn vị mình. Qua tham quan, cán bộ, giáo viên một lần nữa bằng thực tế thấy rõ tầm quan trọng và tác dụng của các hoạt động TCM.
Sau khi tổ chức tham quan, học tập, Hiệu trưởng cần chỉ đạo các TCM tổ chức thảo luận chuyên đề với các nội dung sau:
- So sánh các điều kiện cụ thể: Cơ sở vật chất, đội ngũ, sự quan tâm của địa phương, của ngành để thấy rõ thuận lợi, khó khăn của TCM khi học tập áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt động TCM như trường bạn.
- Phân tích thuận lợi, khó khăn của TCM để xem xét những hoạt động nào có thể vận dụng kinh nghiệm học tập được vào việc tổ chức, thực hiện.
- Bài học kinh nghiệm qua đợt tham quan, học tập.
Để thực hiện được các biện pháp này, Hiệu trưởng cần xây dựng khung pháp lý rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của TCM thông qua thể chế hóa hệ thống các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, đồng thời phải thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm giúp đở giáo viên nhận thức đúng về vai trò của TCM trong nhà trường.
* Biện pháp 2: Lồng ghép các hoạt động để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tính tự giác của cán bộ, giáo viên đối với hoạt động của tổ chuyên môn.
Qua lồng ghép các hoạt động, điều chỉnh được những nhận thức lệch lạc, phiến diện và sai lầm về hoạt động TCM, từng bước nâng dần nhận thức, trách nhiệm, tính tự giác của cán bộ giáo viên đối với công tác này từ thấp đến cao, góp phần nâng cao hoạt động tổ chuyên môn.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, bằng nhiều hình thức phù hợp Hiệu trưởng lồng ghép các hoạt động để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tính tự giác của cán bộ giáo viên đến hoạt động TCM:
+ Trong những nội dung các buổi họp hội đồng, thông qua hội nghị cán bộ công chức đầu năm, qua các chuyên đề về đổi mới SGK, phương pháp dạy học đưa ra tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn.
+ Giáo viên phải tham gia đầy đủ các hội nghị, hội thảo về chuyên đề sinh hoạt TCM.
+ Tạo điều kiện để giáo viên tham gia các tiết sinh hoạt chuyên môn tại các cụm chuyên môn do sở tổ chức.
+ Các buổi sơ kết, tổng kết về hoạt động TCM do cơ sở tổ chuyên môn đánh giá, rút kinh nghiệm, phục vụ cho việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch và
triển khai các hoạt động trong TCM ở nhà trường tốt hơn.
Hiệu trưởng tổ chức, quan tâm các buổi sinh hoạt ngoại khóa để toàn thể học sinh và giáo viên tham gia như: Đố vui để học, Rung chuông vàng, thi vòng loại đường lên đỉnh Olympia cấp trường, hội thi về đêm thơ, thăm quan các di tích lịch sử, hội chợ dân gian trong nhà trường,… để từ đó giáo viên nhận thức có trách nhiệm và tính tự giác cao trong hoạt động TCM
Hằng năm, Hiệu trưởng tổ chức tham quan, giao lưu với các đơn vị trong ngoài tỉnh để giáo viên học tập ở đơn vị bạn và áp dụng vào sinh hoạt TCM.
- Tổ chức thực hiện lồng ghép các hoạt động để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tính tự giác của cán bộ, giáo viên đối với hoạt động của tổ chuyên môn được tốt, thì hiệu trưởng phân công trách nhiệm để PHT, TTCM, Đoàn trường, Công đoàn có kế hoạch tổ chức thực hiện.
- Tổ chức các hoạt động lồng ghép trong nhà trường một cách hợp lý, khoa học và thiết thực đảm bảo theo kế hoạch đã định.
- Thông qua các chủ đề hoạt động chuyên môn trong năm học, thông qua các buổi tập huấn, thông qua việc phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm các giờ thao giảng, hội giảng và các hoạt động khác trong nhà trường. Từ đó giáo viên nhận thức đầy đủ hơn về hoạt động TCM.
Muốn thực hiện tốt biện pháp Lồng ghép các hoạt động để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tính tự giác của cán bộ, giáo viên đối với hoạt động của tổ chuyên môn, Hiệu trưởng cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Hiệu trưởng một mặt phải vào cuộc, phải có kế hoạch các hoạt động lồng ghép là hạt nhân trong hoạt động lồng ghép, một mặt khác cần tạo điều kiện về nhân lực, phương tiện và kinh phí cho các hoạt động lồng ghép này.
- Đưa hoạt động lồng ghép này lên kế hoạch chung của đơn vị, cân đối kinh phí cho việc tổ chức thực hiện hoạt động. Phải lựa chọn nội dung sinh động cho việc lồng ghép để tạo hiệu quả về việc nhận thức, trách nhiệm và tự
giác của cán bộ, GV đối với hoạt động TCM.